Tư vấn về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội theo quy định của pháp luật
Xin được luật sư tư vấn về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội theo quy định của bộ luật hình sự 2015
Bài viết liên quan:
- Tư vấn tội cố ý gây thương tích
- Tư vấn tội cố ý gây thương tích với tình tiết dùng hung khí nguy hiểm
- Tội giết người hay cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả làm chết người?
Tư vấn pháp luật hình sự:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về vấn đề: Tư vấn về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội theo quy định của pháp luật. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
“Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
- Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.
- Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp để bắt giữ tội phạm thì người bắt giữ buộc phải dùng vũ lực cần thiết để khống chế và tất yếu dẫn đến gây thiệt hại cho người bị bắt giữ. Tuy nhiên, BLHS năm 1999 chưa có quy định cụ thể loại trừ trách nhiệm hình sự trong các trường hợp này, chưa tạo được cơ chế hữu hiệu, tích cực cho việc đấu tranh ngăn chặn và chống tội phạm. Để giải quyết vấn đề này, tạo điều kiện cho người, cơ quan có trách nhiệm đấu tranh trấn áp tội phạm cũng như mọi người dân yên tâm khi thực hiện nghĩa vụ tham gia chống tội phạm, BLHS đã bổ sung mới chế định gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội, trong đó quy định rõ: hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. Đồng thời quy định rõ: Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự, bảo đảm loại trừ và xử lý hình sự đúng đắn, chính xác các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Việc bổ sung quy định như vậy là hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, Đối với người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trong quá trình bắt không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. Tuy nhiên trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội…
Đây là một trong ba trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới được bổ sung vào Bộ luật hình sự 2015 đó là: (1) gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; (2) rủi ro trong nghiên cứu khoa học, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; (3) thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (các Điều 24, 25, 26).
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Tư vấn về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội theo quy định của pháp luật. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Tư vấn về trường hợp giết người và cố ý gây thương tích theo luật hình sự 2015
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp