Đánh trộm bị thương tích thì có phạm tội gì không
“Xin được luật sư tư vấn: Ngày 12/8/2018 vừa qua, gia đình tôi đang ăn cơm trong nhà thì có đối tượng đang mở khóa để lấy trộm chiếc xe máy SH của khách để trước cửa nhà tôi. Do nhìn qua Camera nên con trai tôi phát hiện và tri hô mọi người lao ra bắt được quả tang tên trộm đó. Do lần trước nhà tôi cũng mất một chiếc xe máy của chính con trai tôi nên con trai tôi rất tức. Nên có đánh thằng trộm đó hơi mạnh tay một tí khiến nó bị thương tích đang điều trị tại bệnh viện. Vậy luật sư cho tôi hỏi con trai tôi có phạm tội cố ý gây thương tích do trạng thái tinh thần bị kích động hay phòng vệ chính đáng không? Trong khi nó bắt trộm như vậy, chứ bình thường nó rất ngoan không gây gổ với ai bao giờ “
- Tư vấn tội cố ý gây thương tích
- Tư vấn tội cố ý gây thương tích với tình tiết dùng hung khí nguy hiểm
- Tư vấn về trường hợp cố ý gây thương tích hay phòng vệ chính đáng
Tư vấn pháp luật hình sự:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Đánh trộm bị thương tích thì có phạm tội gì không, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Theo đó, để xác định trường hợp người phạm tội bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại gây ra phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
+) Phải có hành vi trái pháp luật của người bị hại;
+) Hành vi trái pháp luật của người bị hại phải là hành vi đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích hoặc hoặc đối với người khác có quan hệ thân thiết với người phạm tội;
+) Hành vi trái pháp luật của người bị hại phải là nguyên nhân làm cho người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần;
+) Trạng thái tinh thần của người phạm tội phải ở trạng thái bị kích động.
Theo thông tin bạn cung cấp thì có đối tượng đang mở khóa để lấy trộm chiếc xe máy SH của khách để trước cửa nhà. Do nhìn qua Camera nên con trai bạn phát hiện và tri hô mọi người lao ra bắt được quả tang tên trộm đó. Do lần trước nhà bạn cũng mất một chiếc xe máy nên con trai bạn rất tức giận và đánh thằng trộm đó hơi mạnh tay một tí khiến nó bị thương tích đang điều trị tại bệnh viện. Tình tiết này không được coi là trạng thái tinh thần bị kích động mạnh bởi lẽ không có căn cứ khẳng định người trộm trước với người trộm lần này là cùng một người. Việc con trai bạn cố ý gây thương tích cho người trộm lần này là việc trút giận vô cớ. Hành vi trộm cắp là hành vi vi phạm pháp luật, xã hội cần phải lên án mạnh mẽ hành vi trộm cắp nhưng không có nghĩa cứ bất cứ ai trộm cắp thì người khác đều có quyền đánh người ta thương tích và rất nhiều người khi rơi vào tình huống của con bạn họ sẽ xử lý rất bình tĩnh là bắt tên trộm lại và giao cho Cơ quan công an hoặc có đánh thì chỉ đánh cảnh cáo chứ không đánh gây thương tích như vậy.
Còn về quyền phòng vệ chính đáng thì không phát sinh trong trường hợp này vì khi đã bắt được tên trộm thì đã chấm dứt quyền được phòng vệ chính đáng. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Như vậy khi đã bắt được tên trộm thì đã chấm dứt quyền phòng vệ chính đáng. Hành vi đánh tên trộm sau khi bắt được là hành vi cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Như vậy trong trường hợp này, Hành vi đánh tên trộm sau khi bắt được là hành vi cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tùy theo tỉ lệ thương tích mà con bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung tương ứng. Tuy nhiên con bạn có thể được áp dụng tình tiết giảm nhẹ là “Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội”
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Đánh trộm bị thương tích thì có phạm tội gì không. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Có phạm tội cố ý gây thương tích?
Tư vấn về trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong Bộ luật hình sự
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.