Tư vấn về tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Xin luật sư tư vấn cho tôi về tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Khi nào phạm tội cho vay nặng lãi
- Có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Vay ngân hàng không có khả năng chi trả phải chịu trách nghiệm như thế nào?
Tư vấn pháp luật hình sự
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Tư vấn về tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Tổng đài xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Điều 206. Tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
– Khách thể tội phạm mở rộng phạm vi của tội phạm thêm đối với Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
– Hành vi khách quan:
+ Khoản 1: Quy định cụ thể các hành vi trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; bỏ quy định gây hậu quả nghiêm trọng bằng việc lượng hóa hậu quả thiệt hại bằng tiền;
+ Khoản 2: Cụ thể hóa dấu hiệu gây hậu quả rất nghiêm trọng bằng việc lượng hóa hậu quả bằng tiền;
+ Khoản 3: Cụ thể hóa dấu hiệu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bằng việc lượng hóa hậu quả bằng tiền;
Lưu ý: Điều luật mới đã cụ thể các hành vi khách quan hơn, nhưng việc hiểu nội hàm của các hành vi đó như thế nào là vấn đề rất quan trọng. Do đó, trong quá trình áp dụng điều luật này, cần nghiên cứu kỹ các quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Một số nội dung cơ bản như sau:
a) Cấp tín dụng cho những trường hợp không được cấp tín dụng trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng.
Nội hàm của dấu hiệu này bao gồm những đối tượng được quy định tại Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng và đối với khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết.
b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
– Cấp tín dụng không có bảo đảm: Dấu hiệu này không khó, từ trước tới nay vẫn đang áp dụng giải quyết xử lý các đối tượng theo Điều 179 năm 1999;
– Cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật: có thể hiểu là những đối tượng nêu ở điểm a trên đây còn được hưởng điều kiện ưu đãi. Điều kiện ưu đãi được hiểu là: ưu đãi về lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục xét duyệt cấp tín dụng, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nợ và các biện pháp xử lý thu hồi nợ so với quy định của pháp luật và các quy định tại Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích áp dụng đối với khách hàng và người có liên quan
c) Vi phạm các hạn chế để bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng hoặc cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng;
Về các hạn chế để bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng được quy định tại các điều từ Điều 126 đến Điều 135 của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
d) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ tín dụng đối với các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng. Theo quy định của pháp luật thì:
– Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng: a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; c) Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; d) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó; đ) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng là: công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; đối với tất cả các đối tượng nêu trên không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
đ) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
e) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng hoặc mua bán tài sản;
Các dấu hiệu này được quy đinh từ Điều 18 đến Điều 20 của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
g) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả; tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Ý thức chủ quan: Phải là lỗi cố ý (nếu hành vi thực hiện theo lỗi vô ý thì không phạm tội này). Về ý thức chủ quan của người phạm tội có vấn đề đặt ra là:
Thứ nhất: Lỗi cố ý trong tội phạm này cần hiểu là cố ý không thực hiện các quy định mà lẽ ra phải thực hiện, có thể người phạm tội không nghĩ là hậu quả xảy ra, nhưng có thể thấy trước được và có ý thức bỏ mặc (lỗi cố ý gián tiếp)
Thứ hai: Đối với những người vô ý vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là doanh nghiệp Nhà nước thì có thể bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Về hình phạt: Khoản 1: Hình phạt tiền cao hơn; Khoản 2: Giảm mức khởi điểm hình phạt tù từ 05 năm xuống 03 năm, hình phạt cao nhất từ 12 năm xuống 07 năm; Khoản 3: Giảm mức khởi điểm hình phạt tù từ 10 năm xuống 07 năm, hình phạt cao nhất từ 20 năm xuống 12 năm.
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về: Tư vấn về tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Cấu thành tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
- Tư vấn về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Cho người khác mượn gà đi chọi gà lấy tiền thì có phạm tội không
- Tin nhắn có được coi là bằng chứng hay không?
- Tội bức tử theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Đòi lại điện thoại bị cướp giật khi đã qua mua bán tại tiệm cầm đồ
- Vô ý làm cháy cây xăng có phạm tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản?