Tư vấn về những điểm mới của Tội tham ô tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015
Xin luật sư tư vấn cho tôi về những điểm mới của Tội tham ô tài sản theo quy định tại Bộ luật hình sự hiện hành
Bài viết liên quan:
- Tư vấn về tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật theo quy định Bộ luật Hình sự
- Tư vấn về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
- Tư vấn về tội cướp biển theo quy định Bộ luật Hình hiện hành
Tư vấn pháp luật hình sự
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Tư vấn về những điểm mới của Tội tham ô tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015, Tổng đài xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) về tội tham ô tài sản:
“Điều 353. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”
– Để bảo đảm phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng trong tình hình mới, Điều luật điều chỉnh hợp lý mức trị giá tài sản chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng lên thành từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng (khoản 1); từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồnglên thành từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng (khoản 2); từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng lên thành từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng (khoản 3); từ 500.000.000 đồng trở lên lên thành 1.000.000.000 đồng trở lên (khoản 4).
– Cụ thể hóa tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng khác” ở khoản 2 bằng:
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
+ Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
Đồng thời, bổ sung tình tiết định khung tại khoản 2:Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
– Cụ thể hóa tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng khác” ở khoản 3 bằng:
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
– Cụ thể hóa tình tiết “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác” ở khoản 4 bằng thiệt hại gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
– Nâng mức phạt tiền là hình phạt bổ sung từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng lên thành từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (khoản 5).
– Để xử lý hành vi tham ô tài sản trong lĩnh vực tư, Điều luật bổ sung quy định người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này (khoản 6).
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, Điểm mới của tội phạm về chức vụ là: (1) Điều chỉnh khái niệm tội phạm về chức vụ để xử lý tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực tư, đồng thời bổ sung hành vi tham nhũng trong lĩnh vực tư trong một số tội; (2) Điều chỉnh hợp lý mức định lượng tài sản bị chiếm đoạt trong hầu hết các tội phạm trong Chương này cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng trong tình hình mới; (3) Điều chỉnh một số cấu thành tội phạm, bổ sung của hối lộ là “lợi ích phi vật chất” trong một số tội; (4) Bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính và hình phạt cải tạo không giam giữ, đồng thời điều chỉnh mức hình phạt trong một số tội; (5) Tách các tình tiết định tính “gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định trong cùng một khung hình phạt trong một số tội để quy định trong các khung hình phạt khác nhau, đồng thời cụ thể hóa tất cả các tình tiết định tính này bằng các thiệt hại cụ thể.
Tuy nhiên, cần lưu ý là: việc mở rộng khái niệm tội phạm về chức vụ cũng như khái niệm người có chức vụ để xử lý các hành vi tham nhũng trong lĩnh vực tư chỉ áp dụng đối với tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ và tội đưa hối lộ.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về: Tư vấn về những điểm mới của Tội tham ô tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Tư vấn về tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật theo quy định Bộ luật Hình sự
- Tư vấn về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Tư vấn tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
- Làm giả giấy tờ để bán đất có phải chịu trách nhiệm hình sự
- Không biết người khác chơi bạc trong nhà mình thì có phạm tội gá bạc không?
- Tự ý dán ảnh vào học bạ thì có bị xử lý hình sự không?
- Giết người mà liền trước đó thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng