Tội dùng nhục hình theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Xin luật sư tư vấn cho tôi về Tội dùng nhục hình theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành
- Tư vấn về những điểm mới của Tội tham ô tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015
- Tư vấn về tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật theo quy định Bộ luật Hình sự
- Tư vấn về tội cướp biển theo quy định Bộ luật Hình hiện hành
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Tội dùng nhục hình theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 373 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội dùng nhục hình thì:
“Điều 373. Tội dùng nhục hình
1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
…………………………..
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Mục 4 Chương 8 Nghị quyết Số: 04-HĐTPTANDTC/NQ Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì:
“4) Tội dùng nhục hình (Điều 234)
– Dùng nhục hình trong hoạt động tư pháp là tra tấn, đánh đập người bị điều tra, xét hỏi hoặc bị giam giữ, cũng như dùng những thủ đoạn tàn ác gây đau đớn về thể xác, gây tổn hại về sức khoẻ (như bắt nhịn đói, nhịn khác, ăn cơm nhạt, không cho ngủ…)
– Tội phạm thực hiện do cố ý; người dùng nhục hình biết rõ là trái pháp luật, nhưng vẫn thực hiện do động cơ cá nhân hoặc động cơ không đúng về lợi ích công tác. Động cơ phạm tội không có ý nghĩa đối với việc định tội. Động cơ không đúng, về lợi ích công tác có thể được xem xét khi lượng hình.
– Chủ thể của tội phạm là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, nhân viên trại giam, trại cải tạo và cũng có thể là công an xã, phường trong khi hoạt động tư pháp (bắt giữ người khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền)
Nhân viên công an xã, phường, hải quan, thuế vụ, kiểm lâm dùng nhục hình trong khi xử lý về hành chính đối với người phạm pháp, người bị tình nghi thì bị xử lý theo Điều 221 về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc lạm quyền trong khi hành công vụ.
– Hậu quả nghiêm trọng quy định ở khoản 2 thể hiện như: người bị nhục hình bị suy kiệt, uất ức mà tự sát, gây ảnh hưởng chính trị không tốt.
Nếu nạn nhân bị chết hoặc bị gây thương tích, thì tùy tình tiết của vụ án, cần xử lý thêm về tội vô ý làm chết người (Điều 104), tội cố ý gây thương tích… (Điều 109) hoặc tội giết người (Điều 101).”
Định nghĩa: Dùng nhục hình là hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác gây tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự đối với người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo, người bị kết án và những người tham gia tố tụng khác.
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự như: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát; Chánh án, Phó chánh án Toà án; Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, các cán bộ trong các Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam (Ban giám thị, Quản giáo) mới có thể thực hiện được tội phạm này.
Người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau: Tra tấn, đánh đập, bắt nhịn ăn, nhịn uống, cho ăn cơm thừa, canh cặn, không cho ngủ, cùm kẹp, hỏi cung suốt ngày đêm, bắt phơi nắng, bắt tắm nước lạnh vào mùa đông hoặc có hành vi khác gây đau đớn về thể xác và tinh thần đối với người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo, người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù trong các trại giam hoặc những người tham gia tố tụng khác.
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi dùng nhục hình là tội phạm đã hoàn thành. Nếu hậu quả do hành vi dùng nhục hình gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tuỳ trường hợp người phạm tội bị truy cứu theo khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Tội dùng nhục hình theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Tội bức cung theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
- Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Tư vấn về việc phân loại tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự 2015
- Tổng đài tư vấn trực tuyến về luật hình sự 1900 6172
- Tư vấn về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
- Giao xe cho người chưa biết lái xe tham gia giao thông gây tai nạn
- Tội ra bản án trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành