Nội dung câu hỏi:
Ông của em có tham gia chiến tranh biên giới phía bắc từ năm 1979 đến năm 1987 nhưng chưa được giải quyết chế độ. Em đang tìm hiểu để làm chế độ trợ cấp cho ông theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg. Nhưng khi đọc phần hướng dẫn giấy tờ làm căn cứ trong Quyết định 62 em chỉ thấy nói về giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan. Em không biết đấy là những giấy tờ gì vậy ạ? Mong tổng đài hỗ trợ giúp em với ạ! Em cảm ơn nhiều ạ!
- Người có công có phải đổi lại mã quyền lợi trên thẻ BHYT?
- Hưởng lại chế độ ưu đãi đối với người có công như thế nào?
- Người có công đi khỏi địa phương nhưng không làm thủ tục di chuyển hồ sơ
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Điều 7 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg như sau:
“Điều 6. Hồ sơ xét hưởng chế độ
Hồ sơ xét hưởng chế độ quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, được hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Giấy tờ làm căn cứ xét duyệt hưởng chế độ:
a) Giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc, gồm:
– Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc hoặc hết nhiệm vụ hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi lao động hợp tác quốc tế;
– Phiếu lập sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành;
– Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật;
– Lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ công chức, viên chức, lý lịch cán bộ hoặc bản trích yếu 63 đối với sĩ quan, phiếu quân nhân; lý lịch đi lao động ở nước ngoài; lý lịch đảng viên; sổ bảo hiểm xã hội (nếu có);
Các giấy tờ gốc nêu trên bao gồm bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền.
– Giấy xác nhận quá trình công tác của cơ quan, đơn vị cũ trước khi đối tượng phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc (mẫu 7, bản chính), do thủ trưởng cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc, thôi công tác hoặc cử đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên quốc phòng rồi thôi việc cấp, ký, đóng dấu, kèm theo bản photocopy hồ sơ của đối tượng hoặc danh sách đăng ký, quản lý đối tượng mà cơ quan, đơn vị đang lưu trữ để làm căn cứ xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cũ đã sáp nhập hoặc giải thể thì do cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đã giải thể xác nhận.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
b) Giấy tờ liên quan, gồm:
– Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng; phong, thăng quân hàm, nâng lương; điều động công tác, bổ nhiệm chức vụ; giao nhiệm vụ;
– Giấy chứng nhận tham gia Thanh niên xung phong; giấy đăng ký quân nhân dự bị; phiếu khám sức khỏe, chuyển thương, chuyển viện;
– Huân, huy chương tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và các hình thức khen thưởng khác;
– Hồ sơ hưởng chính sách người có công, hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
– Giấy chứng tử; giấy báo tử tử sĩ;
– Các giấy tờ liên quan khác, nếu có”.
Như vậy, giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan theo Quyết định 62/QĐ-TTg được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC như trên.
Bạn vui lòng đối chiếu quy định trên để xác định các giấy tờ làm căn cứ giải quyết chế độ cho ông của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
- Thủ tục điều chỉnh thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công
- Đào ngũ có được giải quyết chế độ người có công không?
- Làm thế nào để được xác nhận và hưởng chế độ người có công?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp đối với vợ liệt sĩ đi lấy chồng khác
- Tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng khi phạm tội
- Có được hưởng đồng thời trợ cấp người có công và lương hưu không?
- Chế độ tử tuất cho thân nhân thương binh hạng 1/4
- Hỗ trợ chi phí xây nhà cho người có công với cách mạng