Nhận trợ cấp thôi việc khi làm việc cùng lúc ở cả 02 công ty
Năm 2015 tôi làm việc cho công A có đóng các loại bảo hiểm đầy đủ. Tiếp đó năm 2016 tôi làm việc thêm cho cả công ty B. Công ty B không có đóng các loại bảo hiểm cho tôi mà hàng tháng trả thêm cho tôi một khoản tiền. Tôi làm việc liên tục, đến nay tôi bị bệnh nên phải nghỉ ở cả 02 công ty để điều trị. Xin hỏi có phải công ty B sẽ phải trả cho tôi trợ cấp thôi việc vì trước đó họ không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho tôi hay không? Xin cảm ơn!
- Các khoản chế độ phúc lợi có được tính trợ cấp thôi việc không?
- Mức hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Thời gian nghỉ thai sản có được tính để trả trợ cấp thôi việc
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề nhận trợ cấp thôi việc khi làm việc cùng lúc ở cả 02 công ty; chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điểm b Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;”
Như vậy:
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động (-) Thời gian người lao động đã tham gia BHTN (-) Thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Trong đó, thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp được xác định gồm:
– Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Tư vấn Hợp đồng lao động qua tổng đài 1900 6172
Bạn cho biết, năm 2015 bạn làm việc cho công A có đóng các loại bảo hiểm đầy đủ. Tiếp đó năm 2016 bạn làm việc thêm cho cả công ty B. Bạn làm việc liên tục, đến nay bị bệnh nên phải nghỉ ở cả 02 công ty để điều trị. Công ty B dù không đóng các loại bảo hiểm cho bạn nhưng hàng tháng đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN theo quy định của pháp luật. Do đó, đây vẫn được coi là thời gian bạn đã tham gia BHTN tại công ty B.
Đối chiếu công thức trên, nếu tổng thời gian bạn đã làm việc thực tế cho công ty B bằng đúng với thời gian bạn đã tham gia BHTN tại công ty B thì công ty B không có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc.
Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Hưởng trợ cấp thôi việc thì có được hưởng lương hưu nữa không?
Tính trợ cấp thôi việc khi có tháng lẻ như thế nào?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty giữ lại lương của người lao động có sai luật hay không?
- Có được bồi thường khi nghỉ việc do chủ doanh nghiệp tư nhân qua đời?
- Nghỉ phép năm của NLĐ có phụ thuộc vào phương thức trả lương?
- Khi người lao động tự ý nghỉ việc có được trả lương không?
- Có được cho nhân viên nghỉ phép năm trong đợt dịch bệnh Covid?