Tranh chấp đất khi ông ngoại mất mà không để lại di chúc
Nhà em có một mảnh đất 600 m2. Đất này do ông ngoại để lại nhưng chưa kịp viết chúc thì ông bị ốm qua đời vào tháng 12 năm 2001. Từ lúc ông ngoại mất thì mảnh đất này do gia đình em quản lý và dì út đứng tên chung sổ hộ khẩu; mẹ em có đóng thuế đầy đủ. Hiện giờ giá đất tăng cao nên các dì, các anh (con cậu 3 nhưng cậu 3 đã mất trước lúc ông ngoại) về tranh chấp với mẹ em đòi chia nhà đất của ông để lại. Nếu ra tòa thì bố em được hưởng quyền lợi như thế nào? Hiện sổ đỏ vẫn đứng tên của ông em. Lúc ông mất thì Cậu và các dì em có làm giấy để lại cho gia đình em và dì út gìn giữ và trông nom phần đất này có ký xác nhận. Ngoài ra vào năm 2009 cậu từ nước ngoài có gửi tiền về xây nhà trên phần đất này nhưng người nhận tiền xây nhà là dì không có tên trên hộ khẩu phần đất, đứng ra xây giúp và nói nhà đó là nhà thờ cúng sau khi xây xong lại bị tranh chấp. Cho em hỏi gia đình em có được quyền sở hữu phần đất đó và nhà đó không?
- Yêu cầu chia thừa kế đất để thờ cúng khi cha mất không có di chúc
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất thờ cúng của dòng họ
- Văn bản phân chia di sản thừa kế của những người thừa kế theo pháp luật
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề:Tranh chấp đất khi ông ngoại mất mà không để lại di chúc; tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất về việc phân chia di sản khi ông ngoại mất mà không để lại di chúc:
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 theo đó việc ông ngoại bạn quan đời mà không có di chúc thì di sản của ông sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Bà ngoại bạn; các cụ của bạn( Nếu còn sống); các con của ông ngoại bạn( bao gồm con đẻ và con nuôi theo quy định). Họ sẽ là những người được hưởng thừa kế theo pháp luật. Trường hợp con của ông ngoại bạn mất trước ông ngoại thì các con của người đó sẽ có quyền hưởng thay cho cha mẹ họ( hưởng theo thừa kế thế vị).
Thứ hai về thỏa thuận phân chia di sản trước đây đã lập:
Căn cứ quy định hiện hành. Nếu như thỏa thuận phân chia di sản trước đây:
- Là sự thỏa thuận của tất cả những người có quyền hưởng di sản thừa kế của ông ngoại bạn.
- Việc thỏa thuận thể hiện bằng văn bản đã được công chứng tại văn phòng công chứng.
Thì thỏa thuận phân chia di sản đó sẽ có hiệu lực pháp luật. Mẹ bạn và dì út sẽ được xác định là người sử dụng đất hợp pháp trong trường hợp này. Những người thừa kế khác sẽ không có quyền yêu cầu chia thừa kế đối với di sản do ông ngoại để lại trong trường hợp này.
Do đó việc xác định có phải chia lại di sản do ông ngoại để lại hay không phụ thuộc vào thỏa thuận phân chia di sản trước đây đã được công chứng hay chưa.
Nếu như thỏa thuận phân chia di sản thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì chỉ mẹ bạn và dì út mới có quyền sử dụng đối với mảnh đất đó.
Thứ ba đối với căn nhà:
Trong trường hợp này, căn nhà khi mới xây dựng xong và chưa đăng ký biến động đất đai. Việc giải quyết tranh chấp căn nhà đó được xác định như sau:
Trường hợp thứ nhất: Thỏa thuận phân chia di sản là hợp pháp: Những người đòi chia căn nhà chỉ có thể yêu cầu chia khi họ có đủ căn cứ chứng minh nhà được xây dựng từ tài sản của họ.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Trường hợp thứ hai: Thỏa thuận phân chia di sản vô hiệu và bên yêu cầu chia di sản không chứng minh được căn nhà xây từ tài sản của họ: Việc phân chia di sản sẽ được chia cho tất cả những người thừa kế; mỗi suất thừa kế được hưởng một phần như nhau. Căn nhà sẽ được chia như đối với di sản thừa kế
Trường hợp thứ ba: Thỏa thuận phân chia di sản vô hiệu, người đã xây dựng căn nhà chứng minh được họ là người đã xây dựng căn nhà đó thì căn nhà đó là của họ còn di sản sẽ được chia như theo trường hợp hai.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Tranh chấp đất khi ông ngoại mất mà không để lại di chúc. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Đất nhận thừa kế theo di chúc có được miễn lệ phí trước bạ không?
Trong quá trình giải quyết việc: Tranh chấp đất khi ông ngoại mất mà không để lại di chúc; nếu có thắc mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Có phải nộp tiền sử dụng đất khi cấp sổ cho đất khai hoang
- Căn cứ tính tiền bồi thường đất khi thu hồi đất trồng cây lâu năm
- Có được quyền tặng cho nhà tình nghĩa cho người khác không?
- Thẩm quyền xử phạt hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã
- Quy định về thời hạn sử dụng đất đối với đất trồng cây hàng năm