Xử phạt khi hạn chế quyền gia nhập công đoàn của người lao động
Chào Tổng đài. Tôi muốn hỏi về các hành vi bị nghiêm cấm bởi pháp luật về lao động và đồng thời cho tôi hỏi về xử phạt khi hạn chế quyền gia nhập công đoàn của người lao động. Xin cảm ơn.
- HĐLĐ vô hiệu vì hạn chế quyền gia nhập công đoàn của người lao động
- Công ty có quyền chấm dứt hợp đồng với thành viên ban chấp hành công đoàn?
- Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở theo quy định hiện hành
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Với trường của bạn về xử phạt khi hạn chế quyền gia nhập công đoàn của người lao động; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 8 Bộ Luật lao động 2012 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
3. Cưỡng bức lao động.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Theo quy định trên, pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động không cho người lao động gia nhập công đoàn bởi việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn là quyền của người lao động được ghi nhận tại Điều 5 Bộ luật lao động năm 2012.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 18 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 24 Nghị định 95/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
18. Bổ sung Điều 24a, Điều 24b, Điều 24c vào sau Điều 24 như sau:
“Điều 24a. Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.”
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, pháp luật lao động nghiêm cấm những hành vi được quy định có Điều 8 Bộ Luật lao động 2012 như trên.
Bên cạnh đó, trường hợp người sử dụng lao động hạn chế người lao động gia nhập công đoàn sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đồng thời, nếu hành vi cấm người lao động gia nhập công đoàn được ghi nhận trong hợp đồng lao đồng với người lao động thì hợp đồng lao động này sẽ vô hiệu toàn bộ do nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động (theo điểm d Khoản 1 Điều 50 Bộ Luật lao động 2012 ). Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết HĐLĐ mới theo quy định của pháp luật về lao động.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề vấn đề: Xử phạt khi hạn chế quyền gia nhập công đoàn của người lao động. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần như thế nào?
HĐLĐ vô hiệu khi toàn bộ nội dung trái quy định pháp luật
Trong quá trình giải quyết, nếu còn thắc mắc về vấn đề: Xử phạt khi hạn chế quyền gia nhập công đoàn của người lao động, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Thời gian thử việc có được tính để nghỉ phép năm không?
- Nghỉ sinh con trùng vào nghỉ hè, giáo viên được hưởng chế độ gì?
- Thời hạn và tiền lương khi điều chuyển người lao động làm công việc khác
- Công ty có quyền lựa chọn hình thức trả lương cho người lao động
- Cách tính tiền lương 1 ngày cho người lao động