Cha mẹ cho đất con trai có cần sự đồng ý của những người con còn lại
- Ai ký tên trên hợp đồng chuyển nhượng đất hộ gia đình
- Chuyển nhượng đất hộ gia đình bằng giấy tờ viết tay
- Không công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Cha mẹ cho đất con trai có cần sự đồng ý của những người con còn lại; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp, bố mẹ bạn đã làm giấy chuyển nhượng trước khi ba bạn qua đời. Đây sẽ được coi là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất chứ không phải là trường hợp cha bạn để thừa kế quyền sử dụng đất. Vì vậy để xét xem giấy tờ chuyển nhượng nêu trên có hiệu lực hay không sẽ được xác định theo hai trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất: Giấy tờ về nhà đất chỉ đứng tên bố mẹ bạn
Theo quy định tại Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 thì những người cần phải ký tên trong hợp đồng chuyển nhương, tặng cho được xác định như sau:
“Điều 64. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.
2. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư.”
Nếu như giấy tờ về nhà đất chủ đứng tên bố mẹ bạn; căn cứ quy định nêu trên thì hợp đồng sang tên quyền sử dụng đất trong trường hợp này chỉ cần bố mẹ bạn ký tên là được. Ngoài ra để hợp đồng có hiệu lực để có thể đăng ký sang tên thì hợp đồng này cần phải được công chứng theo quy định tại điều 167 Luật đất đai số 45/2013/QH13.
Vì vậy nếu như giấy tờ về nhà đất chỉ đứng tên bố mẹ bạn và hợp đồng này đã được công chứng theo quy định của Luật công chứng năm 2014 thì anh trai bạn hoàn toàn có thể sang tên được.
Trường hợp thứ hai: Giấy tờ về nhà đất có ghi là cấp cho hộ gia đình
Theo quy định của Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và điều 167 Luật đất đai năm 2013 thì hợp đồng này cần phải do tất cả các thành viên trong hộ gia đình kí tên và được công chứng theo quy định thì mới có hiệu lực. Vì vậy việc các chị em gái nhà bạn không biết và không được ký tên trong hợp đồng nên hợp đồng đó sẽ không phát sinh hiệu lực và anh trai bạn sẽ không thể âm thầm làm thủ tục sang tên được.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Tóm lại trong trường hợp này:
Do hợp đồng được xác lập trước khi bố bạn qua đời vì vậy việc xác định anh trai bạn có thể làm thủ tục sang tên khi được cha mẹ cho đất hay không được không sẽ phụ thuộc vào một trong hai trường hợp sau:
- Thứ nhất Giấy tờ về nhà đất chỉ đứng tên bố mẹ bạn và hợp đồng này đã được công chứng thì anh trai bạn có thể thực hiện đăng ký sang tên được.
- Trường hợp thứ hai: Giấy tờ về nhà đất đứng tên hộ gia đình hoặc hợp đồng này chưa được công chứng thì hợp đồng đó sẽ không phát sinh hiệu lực. Anh bạn sẽ không thể đăng ký sang tên cho phần đất này được.
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Cha mẹ cho đất con trai có cần sự đồng ý của những người con còn lại. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:
Nhiều người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trong quá trình giải quyết việc: Cha mẹ cho đất con trai có cần sự đồng ý của những người con còn lại; nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Diện tích tối thiểu còn lại sau khi tách thửa tại huyện Mộc Châu, Sơn La
- Quyền sử dụng đất được cấp phép khai thác khoáng sản
- Chuyển nhượng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất
- Đất đang thế chấp tại Ngân hàng có bị kê biên để thi hành án không?
- UBND xã sử dụng đất sai mục đích xử lý như thế nào?