Muốn phân chia lại di sản do ông nội để lại thì phải làm thế nào
Ông bà nội tôi có 6 người con, 3 nam và 3 nữ. Năm 2016 ông tôi có tổ chức họp đại gia đình để làm di chúc khi đó đã thỏa thuận như sau: 3 người con gái đi lấy chồng nên không được nhận gì, riêng con trai thì ông nói như sau: Đứa đầu( là bố tôi nhưng đã mất) và đứa giữa khi ở riêng ông đã cho đất làm nhà nên giờ thôi; phần đất đã có nhà trên đó thì cho tôi, phần đất còn lại chưa làm nhà thì cho chú út. Nhưng chú út không chịu mà đòi lấy hết toàn bộ cả nhà và đất. Nếu ông không cho thì sẽ không nuôi bà nội (vì trong họ hàng không ai giàu bằng chú út) còn cho thì chú út nuôi bà nội do vậy ông nôi tôi đã đồng ý như khi đó cũng không có biên bản gì ghi lại. Đến năm 2019 ông nội tôi mất và chú út đưa bà nội về nuôi nhưng bữa có bữa không. Như vậy tôi muốn phân chia lại di sản do ông để lại thì có được không?
- Giải quyết khi không thống nhất được thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
- Phân chia đất đai khi người sử dụng đất qua đời nhưng không có di chúc
- Chia thừa kế quyền sử dụng đất khi một người thừa kế qua đời
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Muốn phân chia lại di sản do ông nội để lại thì phải làm thế nào, tổng đài xin tư vấn như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp, trước ông bạn và những thành viên khác trong gia đình đã họp để bàn bạc về việc phân chia di sản, ông bạn cũng đã nói lên nguyện vọng về việc phân chia tài sản của mình vì vậy nguyện vọng của ông có thể coi là di chúc bằng miệng. Căn cứ quy định tại Điều 629 và Khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 theo đó:
“Điều 629. Di chúc miệng
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
Điều 630. Di chúc hợp pháp
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
Như vậy trong trường hợp này di chúc bằng miệng của ông nội bạn sẽ bị vô hiệu do không được lập thành văn bản trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 1900 6172
Do đó di sản do ông nội bạn để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật, do bố bạn đã mất nên bạn sẽ có quyền khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế trong trường hợp này. Việc phân chia di sản trong trường hợp này bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết sau: Phân chia và sử dụng di sản thừa kế do bố mẹ để lại.
Trên đây là toàn phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Muốn phân chia lại di sản do ông nội để lại thì phải làm thế nào. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:
Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Tranh chấp đất đai do ông bà để lại
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về: Muốn phân chia lại di sản do ông nội để lại thì phải làm thế nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Cách ghi thông tin trên Giấy chứng nhận sở hữu nhà của người thuê đất
- Điều chỉnh nội dung trên giấy phép xây dựng
- Mức phạt khi vi phạm về thời hạn đăng ký biến động đất đai
- Thủ tục hoàn công nhà ở riêng lẻ
- Danh sách các thửa đất nông nghiệp của cùng một người sử dụng, người được giao quản lý đất 04c/ĐK