Trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc khi mua lại công ty
Năm 2007 tôi có mua lại công ty của 1 đối tác. Thời điểm đó người lao động của công ty đều ở lại làm cùng với tôi. Đến nay vì nhiều lý do mà những người này nghỉ việc và yêu cầu tôi trả trợ cấp thôi việc cho họ. Vậy xin hỏi tôi có phải chi trả trợ cấp thôi việc khi mua lại công ty hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
- Cách tính trợ cấp thôi việc khi có tháng lẻ cho người lao động
- Người lao động có được tính trợ cấp thôi việc khi có thời gian thử việc?
- Vấn đề hưởng trợ cấp thôi việc khi cùng lúc làm nhiều công ty
Tư vấn Luật lao động
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn về trợ cấp thôi việc khi mua lại công ty cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 48 Bộ Luật lao động 2012 quy định như sau:
“Điều 46. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
Bên cạnh đó, theo tinh thần Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP có hướng dẫn:
“Điều 15. Trách nhiệm lập phương án sử dụng lao động, tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người sử dụng lao động trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp
… 3. Người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian tại doanh nghiệp sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản theo phương án sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều này, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm tính trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động đối với thời gian người lao động làm việc thực tế cho mình và trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp trước khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, kể cả thời gian làm việc tại khu vực nhà nước được tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản trước ngày 01 tháng 01 năm 1995″.
Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, người lao động tiếp tục làm việc sau khi bạn thực hiện mua lại công ty vào năm 2007, nếu chấm dứt HĐLĐ thì công ty bạn (NSDLĐ kế tiếp) có trách nhiệm tính trả trợ cấp thôi việc theo quy định nêu trên đối với thời gian người lao động làm việc thực tế cho công ty bạn và trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp trước khi được bạn mua lại.
Kết luận:
Tóm lại, công ty của bạn vẫn có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc khi mua lại công ty.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Nếu còn vướng mắc về trợ cấp thôi việc khi mua lại công ty; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty không ký hợp đồng sau thử việc với NLĐ có đúng không?
- Nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ hằng tuần của NLĐ có được nghỉ bù?
- Giám đốc có được ký hợp đồng lao động với chính mình không?
- Làm việc gần 01 năm nhưng công ty không giao kết hợp đồng có đúng không?
- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi không được bố trí đúng địa điểm làm việc