Tăng mức phạt khi không báo cáo tình hình sử dụng lao động 2023
Tăng mức phạt khi không báo cáo tình hình sử dụng lao động 2023. Cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Tôi đang có thắc mắc liên quan đến vấn đề báo cáo tình hình sử dụng lao động. Các doanh nghiệp hiện nay bao nhiêu lâu sẽ phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hay cứ có sự thay đổi là phải gửi báo cáo vậy ạ? Nếu không báo cáo thì năm 2023 các doanh nghiệp có bị phạt không? Mức phạt cụ thể như thế nào? Ngoài ra, trong báo cáo tình hình sử dụng lao động có cần liệt kê lao động thử việc vào hay không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi với ạ, tôi xin cảm ơn.
- Báo cáo sử dụng lao động theo quy định năm 2023
- Cách điền một số thông tin trên mẫu báo cáo sử dụng lao động
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về việc báo cáo tình hình sử dụng lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 12. Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động
1. Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Báo cáo sử dụng lao động
2. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.”.
Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Các doanh nghiệp hiện nay định kỳ 6 tháng và hằng năm sẽ phải báo cáo tình hình sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) mà không cần mỗi lần có sự thay đổi sẽ phải gửi báo cáo.
Thứ hai, mức phạt khi không báo cáo tình hình sử dụng lao động 2023
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 và Điểm b; Khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
“Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”.
“Điều 8. Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;”
Theo đó, nếu doanh nghiệp vi phạm quy định về việc không báo cáo tình hình thay đổi về lao động thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu là cá nhân; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu là tổ chức.
Thứ ba, mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động có cần liệt kê lao động thử việc?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 thì:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.”
Như vậy, theo quy định trên thì NLĐ được hiểu là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Hơn nữa, theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP về việc khai trình sử dụng lao động 6 tháng đầu năm thì khi lập khai trình chỉ tính những người làm việc theo hợp đồng lao động mà không tính hợp đồng thử việc.
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
->Thủ tục thông báo tình hình sử dụng lao động 02 lần/năm
- Tiền lương trong thời gian điều chuyển công việc khác là bao nhiêu?
- Nghỉ việc để tham gia nghĩa vụ quân sự có phải chấm dứt HĐLĐ?
- Lao động thời vụ có được tham gia vào tổ chức Công đoàn không?
- DOANH NGHIỆP SẼ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ NHƯ THẾ NÀO TRONG MÙA DỊCH
- Cách tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức hiện nay như thế nào?