Chậm trả tiền lương làm thêm giờ cho NLĐ bị phạt thế nào từ năm 2023?
Gần đây, công ty tôi nhận được nhiều đơn đặt hàng. Do vậy, người lao động của công ty được huy động làm thêm giờ đã hơn 1 tháng, nhưng vẫn chưa nhận được lương cho giờ làm thêm. Việc chậm trả tiền lương làm thêm giờ sẽ bị xử lý như thế nào? Trong trường hợp những lần sau công ty yêu cầu tôi làm thêm giờ thì có được quyền từ chối hay không? Có trường hợp nào mà tôi sẽ không được quyền từ chối làm thêm giờ không? Xin cảm ơn tổng đài tư vấn.
- NSDLĐ có phải chi trả tiền lãi khi chậm trả lương không?
- Công ty chậm trả lương có cần phải thông báo cho NLĐ?
Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, chậm trả tiền lương làm thêm giờ cho NLĐ bị phạt thế nào từ năm 2023?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
“Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.“
Như vậy, theo quy định trên thì đối với việc chậm trả lương làm thêm được xác định theo số lượng NLĐ mà công ty vi phạm và sẽ có mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Thứ hai, NLĐ có quyền từ chối làm thêm giờ không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 107 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 107. Làm thêm giờ
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp công ty muốn sắp xếp bạn làm thêm giờ thì phải được sự đồng ý của bạn. Do đó, bạn có quyền từ chối làm thêm giờ.
Thứ ba, trường hợp nào NLĐ không được từ chối làm thêm giờ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 108 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 108. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.”
Theo đó, khi thuộc một trong số các trường hợp trên thì bạn sẽ không được quyền từ chối làm thêm giờ theo quy định.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn Luật lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Công ty có được chậm trả lương khi người lao động nghỉ việc?
- Trình tự xử lý kỷ luật tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm của NLĐ
- Quy định về giảm bớt 01 giờ làm việc của lao động nữ có được cộng dồn?
- Khám sức khỏe cho người giúp việc gia đình theo quy định mới nhất
- Đã nghỉ việc thì có được nhận lương tháng thứ 13 không
- Người lao động tự ý nghỉ việc bao nhiêu ngày sẽ bị sa thải?