Thời hiệu hòa giải tranh chấp lao động thông qua hòa giải viên
Cho tôi hỏi có phải là trước khi khởi kiện tranh chấp lao động ra Tòa án thì phải thực hiện hòa giải thông qua hòa giải viên hay không? Nếu đúng thì trình tự thủ tục như thế nào? Và thời hiệu hòa giải tranh chấp lao động thông qua hòa giải viên là bao lâu? Tôi cám ơn nhiều và mong sớm nhận được phản hồi!
- Các tranh chấp lao động cá nhân không phải qua hòa giải?
- Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề hòa giải tranh chấp lao động thông qua hòa giải viên
Căn cứ Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012 thì tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết; trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
– Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
– Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
– Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thứ hai, về trình tự giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải viên lao động
Theo Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012 thì việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua hòa giải viên lao động được thực hiện theo trình tự sau đây:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
– Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
– Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
+) Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hòa giải, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
+) Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hòa giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hòa giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
– Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định trên mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thứ ba, về thời hiệu hòa giải tranh chấp lao động thông qua hòa giải viên
Khoản 1 Điều 202 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 202. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm”.
Như vậy, thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng; kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
--> Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua Hoà giải viên?
- Thời gian học nghề có được tính để hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Quay lại làm việc sau sinh có được nghỉ sớm 1 tiếng hay không?
- Hết hạn HĐLĐ 1 năm có được ký lại hợp đồng thử việc không?
- NLĐ có được yêu cầu công ty tăng thời gian các đợt nghỉ ngắn giữa giờ?
- Người lao động có được từ chối làm thêm giờ hay không?