Các tranh chấp lao động cá nhân không phải qua hòa giải:
Tôi và công ty đang có tranh chấp về vấn đề công ty sa thải tôi. Theo tôi biết loại tranh chấp của tôi có thể nộp đơn khởi kiện thẳng ra Tòa án mà không cần thông qua thủ tục hòa giải. Vậy tư vấn An Nam có thể nói cụ thể hơn về các loại tranh chấp lao động cá nhân nào không phải qua thủ tục hòa giải không?
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
- Nguyên tắc trình tự xử lý kỷ luật sa thải người lao động
- Lao động nữ đang mang thai có bị xử lý kỷ luật sa thải không?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về các tranh chấp lao động cá nhân không phải qua hòa giải; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 201 Bộ Luật lao động 2012 quy định:
“Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”
Như vậy:
Khi xảy ra tranh chấp lao động cá nhân giữa NSDLĐ và NLĐ thì các bên tiến hành hòa giải. Sau khi hòa giải không thành thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Tuy nhiên có một số tranh chấp lao động cá nhân không bắt buộc hòa giải mà có thể khởi kiện trực tiếp ngay. Các tranh chấp lao động đó là:
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
+ Xử lý kỷ luật lao động sa thải, bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
+ Bồi thường thiệt hại, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
+ Tranh chấp giữa người giúp việc với NSDLĐ.
+ Tranh chấp về bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Bồi thường thiệt hại giữa NLĐ và người đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn; và công ty đang tranh chấp về vấn đề xử lý kỷ luật sa thải. Trường hợp này bạn không bắt buộc phải tiến hành hòa giải; mà có thể tiến hành khởi kiện trực tiếp.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Các tranh chấp lao động cá nhân không phải qua hòa giải
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Quyền lợi của người lao động bị sa thải trái pháp luật
Bị sa thải có phải bồi thường chi phí đào tạo không?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tiền lương của người lao động khi làm công việc khác so với hợp đồng
- Xác định trợ cấp mất việc làm khi công ty sáp nhập với công ty khác
- Có phải niêm yết toàn bộ nội dung của nội quy lao động tại nơi làm việc?
- Mức lương tối thiểu năm 2022 của người lao động được công ty đào tạo
- Xác định hành vi được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc