Nguyên tắc trình tự xử lý kỷ luật sa thải
Xin chào anh chị tư vấn An Nam, tôi muốn tư vấn về nguyên tắc trình tự xử lý kỷ luật sa thải. Tôi đang làm việc tại một công ty . Ngày 10/6/2016, tôi đã có hành vi ứng xử không đúng đối với khách hàng lớn của công ty. Khách hàng đó tức giận và từ chối mọi giao dịch đối với công ty. Giám đốc phải xin lỗi vị khách hàng đó. Vì vậy, tôi bị xử lí kỉ luật kéo dài thời hạn nâng lương 6 tháng.
Tiếp đó, ngày 1/7/2016, tôi đã tự ý nghỉ việc 3 ngày. Ngày 10/7/2016 giám đốc công ty triệu tập Ban chấp hành công đoàn cơ sở xử lí kỉ luật và ra quyết định sa thải tôi vì lí do tái phạm trong thời gian chưa được xóa kỉ luật. Khi họp ra quyết định sa thải, tôi không được công ty thông báo và triệu tập họp. Vậy công ty sa thải tôi có đúng không? Mong anh chị tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
- Bị sa thải, người lao động có được trả lương những ngày đã làm?
- Sa thải lao động nữ đang mang thai có được không?
- Người lao động có phải hoàn trả chi phí đào tạo khi bị công ty sa thải?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn Với trường hợp về nguyên tắc trình tự xử lý kỷ luật sa thải. chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về trường hợp bị kỷ luật sa thải:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 126 Bộ luật Lao động 2012:
“Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;”
Như vậy, người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương. Nếu tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật thì sẽ bị xử lý kỷ luật sa thải.
Tái phạm được hiểu là trường hợp bạn lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật.
Trường hợp bạn tự ý nghỉ việc 3 ngày không lương khi đang trong thời gian bị kỷ luật. Như vậy hành vi tự ý nghỉ việc của bạn không coi là hành vi tái phạm. Công ty lại sa thải bạn vì lý do bạn tái phạm trong thời gian bị xử lý kỷ luật là không đúng quy định pháp luật.
Thứ hai, về nguyên tắc trình tự xử lý kỷ luật sa thải:
Căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động 2012:
“Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;”
Cụ thể, về trình tự xử lý kỷ luật:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP:
“Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động
Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.”
Như vậy, cuộc họp kỷ luật sa thải người lao động phải có sự tham gia của người lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo cho người lao động bằng văn bản về việc tham sự cuộc họp.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trong trường hợp của bạn: bạn bị kỷ luật sa thải. Tuy nhiên, bạn không nhận được thông báo của công ty về việc tham dự cuộc hop kỷ luật sa thải. Như vậy là không đúng nguyên tắc, trình tự kỷ luật sa thải.
Kết luận:
Trường hợp của bạn, công ty sa thải bạn là trái với quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể làm đơn khiếu nại lên người sử dụng lao động (người trực tiếp ký hợp đồng lao động với bạn, người trả lương cho bạn). Nếu người sử dụng lao động không giải quyết cho thì có thể gửi đơn khiếu nại lên Thanh tra lao động hoặc ban chấp hành công đoàn cơ sở để được giải quyết. Hoặc bạn có thể gửi đơn đến cơ quan; cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân đó là Hòa giải viên lao động hoặc Tòa án nhân dân.
Bạn có thể tham khảo về nguyên tắc trình tự xử lý kỷ luật sa thải tại bài viết:
Quyền lợi của người lao động bị sa thải trái pháp luật?
Trường hợp người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Làm việc cho công ty 09 tháng có được nghỉ hằng năm không?
- Cho 1 người lao động nghỉ việc do tổ chức lại lao động trong công ty
- Có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người vừa hết thời hạn nghỉ thai sản?
- Điều kiện để công ty được tổ chức làm thêm 300 giờ/năm
- Thời hạn điều tra tai nạn lao động theo hiện hành là bao lâu?