19006172

Chủ hộ có phải trực tiếp hợp đồng lao động với người giúp việc?

Nội dung câu hỏi:

Tôi hiện đang là giúp việc cá nhân cho gia đình tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cách đây 4 ngày trước tôi có ký kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, người ký không phải là chủ hộ mà anh trai của chủ hộ ủy quyền. Như vậy, chủ hộ có được ủy quyền ký không hay bắt buộc phải ký trực tiếp với tôi? Trong HĐLĐ có cần phải nêu rõ nội dung liên quan đến việc trả tiền đóng BHXH cho tôi không? Vì tôi chưa thấy có nội dung này trong HĐLĐ. Xin cảm ơn rất nhiều.



Chủ hộ có phải trực tiếp hợp đồng lao động

Dịch vụ tư vấn Luật Lao động qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Chủ hộ có phải trực tiếp hợp đồng lao động với người giúp việc?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 27/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 4. Người ký kết hợp đồng lao động

1. Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong số các trường hợp sau đây:

a) Chủ hộ;

b) Người được chủ hộ hoặc các chủ hộ ủy quyền hợp pháp;

c) Người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc các hộ gia đình ủy quyền hợp pháp.

Như vậy, theo quy định trên thì chủ hộ hoặc người được chủ hộ ủy quyền hợp pháp sẽ có quyền ký kết HĐLĐ với người giúp việc gia đình.

Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn hiện đang là giúp việc cá nhân cho gia đình tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cách đây 4 ngày trước bạn có ký kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, người ký không phải là chủ hộ mà anh trai của chủ hộ ủy quyền. Trường hợp này không bắt buộc phải là chủ hộ ký kết HĐLĐ mà chủ hộ có ủy quyền cho anh trai để ký kết HĐLĐ với bạn.

Nội dung về tiền BHXH trong HĐLĐ với người giúp việc gia đình

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 27/2014/NĐ-CP như sau:

“Điều 7. Nội dung của hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động có những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Các nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật Lao động;

2. Điều kiện ăn, ở của người lao động (nếu có);

3. Tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn;

4. Thời gian và mức chi phí hỗ trợ để người lao động học văn hóa, học nghề (nếu có);

5. Trách nhiệm bồi thường do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động;

6. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với mỗi bên.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH thì:

“Điều 6. Nội dung của hợp đồng lao động

Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động quy định tại Điều 7 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định như sau:

8. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

a) Bảo hiểm xã hội: Số tiền (ghi bằng tiền đồng Việt Nạm) tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo tháng thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội trả cho người lao động cùng với kỳ trả lương; hình thức trả (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người lao động);

b) Bảo hiểm y tế: số tiền (ghi bằng tiền đồng Việt Nam) tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc theo tháng thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; kỳ hạn trả (cùng với kỳ trả lương); hình thức trả (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người lao động);

c) Trách nhiệm tự lo bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động.”

Như vậy, theo quy định trên thì một trong những nội dung phải có trong hợp đồng lao động với người lao động giúp việc gia đình là nội dung về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Vì vậy, khi bạn ký kết HĐLĐ với người được chủ hộ ủy quyền mà chưa có nội dung này là không đúng quy định.

Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam