Người lao động không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
Chào tổng đài tư vấn luật lao động! Tôi muốn hỏi là pháp luật lao động quy định những trường hợp nào người lao động không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Chân thành cảm ơn!
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có cần lí do không?
- Bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động
- 07 trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước
Tư vấn Pháp luật Lao động:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 quy định về các trường hợp người lao động không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Theo quy định nêu trên các trường hợp người lao động không phải thông báo trước cho người sử dụng lao động biết khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:
Thứ nhất, không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp đang tạm thời chuyển người lao động sang làm một công việc khác.
Thứ hai, không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn.
Thứ ba, bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.
Thứ tư, người lao động bị cưỡng bức lao động.
Thứ năm, Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Thứ sáu, lao động nữ mang thai phải nghỉ việc nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Thứ bảy, đủ tuổi nghỉ hưu năm 2022 đối với lao động nam là 60 tuổi 6 tháng và đối với lao động nữ là 55 tuổi 8 tháng. Những trường hợp được nghỉ hưu sớm theo quy định không quá 5 năm.
Thứ tám, người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Trên đây là toàn bộ những trường hợp mà người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước với người sử dụng lao động. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lương quá thấp
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Người lao động không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng ; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Xử phạt doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động không có giấy phép
- Bảo đảm việc làm cho lao động nữ sau khi nghỉ thai sản
- Thời gian nghỉ giữa giờ khi làm việc vào ban đêm của NLĐ
- Có được chấm dứt HĐLĐ với người lao động bị kết án tù giam?
- Có được sử dụng NLĐ khuyết tật suy giảm 71% làm việc vào ban đêm?