Tư vấn về tội cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Hình sự
Xin luật sư tư vấn cho tôi về tội cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Bài viết liên quan:
- Tư vấn về tội cố ý gây nhiễu có hại theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015
- Tư vấn về tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật Tư vấn về tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã
- Tư vấn về tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật
Tư vấn pháp luật hình sự
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Tư vấn về tội cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Hình sự, Tổng đài xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 297 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) về tội cưỡng bức lao động:
“Điều 297. Tội cưỡng bức lao động
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Trong thực tế hiện nay, việc cưỡng bức lao động mới dừng lại ở phạm vi xử lý hành chính. Bộ luật lao động 2012 nghiêm cấm hành vi cưỡng bức lao động nhưng chưa được xử lý đúng mức. Mặt khác, việc quy định tội danh này nhằm luật hóa Công ước về lao động cưỡng bức của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam đã phê chuẩn đồng thời bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Cấu thành tội phạm của Điều luật này là:
a) Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động.
Hành vi phạm tội gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
Trường hợp người thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động chưa gây hậu quả nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì cũng bị xử lý theo tội phạm này.
b) Về khách thể: Hành vi phạm tội xâm phạm quyền tự do, xâm phạm sức khỏe của người khác.
c) Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý; động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
d) Chủ thể của tội phạm này là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ đủ 16 trở lên.
Về hình phạt: có nhiều mức hình phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 3 tương ứng với hành vi phạm tội và thiệt hại vật chất bao gồm hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 12 năm.
Khung 1: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan của tội này.
Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Có tổ chức;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
+ Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61% trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Làm chết 02 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về: Tư vấn về tội cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Hình sự. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Tư vấn về tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật Tư vấn về tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã
- Tư vấn về tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật
Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Tư vấn về những điểm mới của Tội tham ô tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015
- Biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
- Bố mẹ không tố giác con phạm tội giết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Tư vấn về có nhiều tiến bộ có ý thức cải tạo tốt trong tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt và lừa đảo chiếm đoạt tài sản