Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra đang là vấn đề nhức nhối trong thời đại internet phát triển. Không khó để tìm thấy những tác phẩm được copy lại, đăng tải lại mà không được quyền của tác giả trên những mạng xã hội. Mời độc giả cùng tìm hiểu những loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của luật sở hữu trí tuệ.
- Photo tài liệu để học có vi phạm quyền tác giả không?
- Người cung cấp tài liệu có được coi là tác giả không?
- Có được đặt tên cho tác phẩm dịch không?
Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, quyền tác giả là gì
Căn cứ pháp luật: Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 quy định như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
Theo quy định này, quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức sáng tạo ra tác phẩm. ví dụ: nhạc sĩ sáng tác ra 1 bài hát, cá nhân sáng tác ra 1 bài thơ… Người được chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế 1 tác phẩm… cũng có quyền tác giả đối với tác phẩm mặc dù họ không góp phần tạo ra tác phẩm đó.
Thứ hai, các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Căn cứ pháp luật: Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 quy định như sau:
“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”
Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Như vậy, có 12 loại hình tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019. Ngoài ra, cũng có rất nhiều loại hình tác phẩm không được bảo hộ quyền tác giả như: tin tức thời sự thuần túy, văn bản quy phạm pháp luật…
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.