Nội dung câu hỏi:
Tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty hơn 1 tháng và đã nhiều lần liên hệ với công ty để đòi tiền lương của 2 tuần cuối. Tuy nhiên, sau nhiều lần công ty hứa hẹn thì giờ tôi gọi họ không nghe máy, tới tận nơi thì bảo vệ không cho vào. Trường hợp tôi bị Công ty quỵt lương thì tôi phải làm thế nào?
- Nghỉ việc nhưng công ty không trả lương và sổ BHXH phải làm sao?
- Làm gì khi công ty sa thải NLĐ nhưng không trả lương
- Công ty không kí hợp đồng và không trả lương phải làm sao?
VIDEO: CÔNG TY KHÔNG TRẢ LƯƠNG PHẢI LÀM SAO
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Công ty không trả lương khi nghỉ việc bị xử phạt thế nào?
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 có quy định như sau:
“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.”
Theo quy định vừa nêu, trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động bình thường, người sử dụng lao động phải thanh toán khoản tiền lương cho người lao động trong thời hạn 14 ngày.
Trường hợp người sử dụng lao động không thanh toán tiền lương hoặc thanh toán không đầy đủ tiền lương cho người lao động nghỉ việc sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 điều 12 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP như sau:
“Điều 12. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
…
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Tuy nhiên, mức xử phạt từ 1.000.000 đồng tới 20.000.000 đồng vừa nêu tại khoản 2 điều 12 chỉ là mức xử phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân. Theo quy định tại khoản 1 điều 6 Nghị định số 12/2022/NĐ-Cp này, mức xử phạt đối với tổ chức sẽ gấp 2 lần mức xử phạt đối với cá nhân.
Công ty quỵt lương phải làm thế nào?
Theo những quy định tại DDiều 180, 181 Bộ luật lao động 2019, khi người lao động bị người sử dụng lao động quỵt tiền lương, người lao động có thể liên hệ tới phòng lao động – thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết.
Kết luận:
Bạn đã nghỉ việc hơn 1 tháng nhưng công ty vẫn không trả nốt tiền lương 2 tuần cuối. Bạn có thể liên hệ tới cơ quan quản lý nhà nước về lao động là phòng lao động – thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để được bảo vệ quyền lợi chính đáng của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Phải làm sao khi công ty không thanh toán tiền lương
Nếu còn vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Điều kiện và thời gian để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động
- Người lao động làm việc khi hết thời gian thử việc nhưng không được ký hợp đồng
- Người lao động sau thời gian thử việc sẽ thành nhân viên chính thức?
- Có được sử dụng NLĐ khuyết tật suy giảm 71% làm việc vào ban đêm?
- Người lao động có bị cắt hợp đồng khi nghỉ ốm 6 tháng cộng dồn?