Chế độ cho con của người tham gia kháng chiến nhiễm chất độc hóa học
Xin chào anh chị! Tôi muốn tư vấn về chế độ cho con của người tham gia kháng chiến. Bố tôi tham gia kháng chiến chống Mỹ và bị nhiễm chất độc hóa học. Khi còn sống, ông cũng được hưởng các chế độ người nhiễm chất độc hóa học. Tuy nhiên, em gái tôi sinh ra cũng bị nhiễm chất độc hóa học. Nhưng em tôi không được hưởng chế độ gì cả. Vậy trường hợp em tôi có được giải quyết chế độ gì không? Hồ sơ xác nhận như thế nào? Mong anh chị tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
- Chế độ người nhiễm chất độc hóa học
- Trợ cấp tuất cho thân nhân người nhiễm chất độc hóa học
- Chế độ cho thân nhân khi người nhiễm chất độc hóa học chết
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về chế độ cho con của người tham gia kháng chiến; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Về chế độ cho con của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
Căn cứ theo Khoản 14 Điều 31 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 quy định như sau:
“Điều 31. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Trợ cấp hằng tháng đối với con đẻ bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.
2. Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
b) Con đẻ quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.”
4. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với con đẻ quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
7. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng trong trường hợp sau đây:
a) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết;
b) Con đẻ quy định tại khoản 1 Điều này chết.”
Như vậy, con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học mà bị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học mà không tự sinh hoạt được hoặc suy giảm khả năng sinh hoạt thì được hưởng các chế độ sau:
+) Trợ cấp hàng tháng;
+) Được Nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế;
+) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
+) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
+) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Trong trường hợp của bạn: em gái bạn bị nhiễm chất độc hóa học. Nếu em bạn bị dị tật, dị dạng dẫn đến suy giảm khả năng tự lực sinh hoạt; thì em bạn sẽ được hưởng các chế độ nêu trên.
Về hồ sơ xác nhận đối tượng
Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục, hồ sơ công nhận và giải quyết chế độ con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thực hiện như sau:
Bước 1. Cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật lập bản khai theo Mẫu số 09 Phụ lục I Nghị định này kèm bản sao được chứng thực từ giấy khai sinh, trích lục khai sinh và một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
Bước 2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy giới thiệu những trường hợp đủ điều kiện gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định này kèm bản sao giấy tờ ghi nhận bị dị dạng, dị tật.
Bước 5. Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định, ban hành biên bản giám định y khoa theo Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định này gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 6. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm xem xét, nếu đủ điều kiện thì ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo Mẫu số 65 Phụ lục I Nghị định này; quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 64 Phụ lục I Nghị định này đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Tóm lại, trường hợp em bạn là con đẻ của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nên sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp cho con người có công. Và theo Phụ lục 01 Nghị định 55/2023/NĐ-CP thì dựa vào mức suy giảm khả năng lao động của em bạn để xác định mức trợ cấp hàng tháng, cụ thể:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Chế độ cho con của người tham gia kháng chiến nhiễm chất độc hóa học.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
- Trợ cấp tuất cho thân nhân người nhiễm chất độc hóa học?
- Chế độ cho thân nhân khi người có công với cách mạng chết?
Mọi thắc mắc cần được giải đáp về Chế độ cho con của người tham gia kháng chiến; bạn vui lòng gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn trực tiếp.