Nội dung câu hỏi:
Tôi có ký 1 HĐLĐ với công ty là 1 năm. Đến nay mới làm được 4 tháng, ngày 10 Tết đi làm trở lại thì Công ty báo là sẽ tạm cho tôi nghỉ vì hiện tại là không có việc theo hình thức tạm hoãn HĐLĐ. Nhân sự chỉ nhắn tin cho tôi chứ không có ra Quyết định hay văn bản gì cả. Họ đưa căn cứ tại Điều 5 của Hợp đồng lao động có quy định về Quyền của Công ty là được tạm hoãn Hợp đồng lao động. Vậy cho em hỏi công ty có đúng không và em phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình ạ? Xin cảm ơn anh chị.
- Có bị chấm dứt khi hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian tạm hoãn?
- Nghỉ không lương và Tạm hoãn Hợp đồng lao động có khác nhau không
- Nhận lại NLĐ khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Công ty có được tự ý tạm hoãn HĐLĐ với NLĐ không, chúng tôi xin được trả lời cho bạn như sau:
Tạm hoãn Hợp đồng lao động là gì?
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một khoảng thời gian nhất định do thuộc các trường hợp theo quy định hoặc do người sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận với nhau.
Như vậy, về bản chất Tạm hoãn HĐLĐ phân thành 02 kiểu: Một là tạm hoãn theo các trường hợp luật định và tạm hoãn theo thỏa thuận của các bên.
Khi nào Công ty được tạm hoãn HĐLĐ với NLĐ?
Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về các trường hợp Công ty được tạm hoãn HĐLĐ với NLĐ như sau:
TH1: Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
TH2: Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
TH3: Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
TH4: Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
TH5: Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
TH6: Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
TH7: Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
TH8: Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận
Như vậy, có tất cả 08 trường hợp được tạm hoãn Hợp đồng lao động. NLĐ và NSDLĐ phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Công ty có quyền tạm hoãn HĐLĐ không?
Như thông tin bạn cung cấp: Tại Điều 5 của Hợp đồng lao động giữa bạn và Công ty có ghi nhận điều khoản là: Công ty có quyền tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động. Theo đó, trong trường hợp này công ty đang cho rằng họ có quyền tạm hoãn Hợp đồng lao động trong mọi trường hợp mà không cần phải hỏi ý kiến của người lao động.
Xét về nguyên nhân: Công ty tạm hoãn Hợp đồng lao động với bạn là vì hiện tại không có việc và Bộ phận nhân sự có nhắn tin là: Tạm hoãn HĐLĐ với bạn mà không ra bất kỳ Quyết định nào. Rõ ràng lý do tạm hoãn hợp đồng lao động mà công ty đưa ra không thuộc một trong 08 trường hợp nêu tại Khoản 1 Điều 30 Bộ luật lao động năm 2019. Do đó, việc Công ty tạm hoãn hợp đồng lao động với bạn là trái luật.
Hơn nữa, căn cứ tại Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về tạm ngừng việc như sau:
“Điều 99. Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”
Như vậy, khi công ty không có việc mà phải cho nhân viên nghỉ ở nhà thì đây là trường hợp ngừng việc do lỗi của Công ty theo Khoản 2 Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019 (nêu trên). Vì thế, trong thời gian ngừng việc thì Người lao động được trả đủ lương theo HĐLĐ cho đến thời điểm đi làm trở lại.
Kết luận: Công ty không có quyền tạm hoãn HĐLĐ với bạn khi không thuộc các trường hợp tại Khoản 1 Điều 30 nêu trên. Trong trường hợp hết việc, buộc Công ty phải thỏa thuận với bạn về nghỉ không lương. Nếu tự ý tạm hoãn là trái luật.
Phải làm sao khi Công ty tự ý Tạm hoãn HĐLĐ với NLĐ ?
Như phân tích ở trên thì Công ty đang làm sai luật. Do đó, bạn có thể làm đơn kiến nghị gửi Giám đốc Công ty để được giải quyết thỏa đáng. Nếu đã làm đơn lên Giám đốc Công ty mà không được giải quyết thì bạn có thể làm đơn đến Phòng lao động thương binh và xã hội để bảo vệ quyền lợi của mình.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Hợp đồng hết hạn trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động
- Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng TCTN hay không?
- Công ty không nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Đóng 20 năm bảo hiểm xã hội có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp?
- Đề nghị thanh toán lại chi phí KCB BHYT cần thực hiện những gì?
- Đang đóng BHXH tự nguyện có được nhận tiền BHXH một lần không?
- Ngày nghỉ dưỡng sức sau TNLĐ có tính cả ngày nghỉ hằng tuần?
- Mức hỗ trợ học nghề tại trung tâm dịch vụ việc làm quy định thế nào?