19006172

Chế độ trợ cấp hàng tháng đối với người bị địch bắt tù, đày

Chế độ trợ cấp hàng tháng đối với người bị địch bắt tù, đày

Tôi có một thắc mắc cần giải đáp! Tôi hiện đang hưởng chế độ thương binh. Tôi được công nhận năm 2017 và được cấp kỷ niệm chương chiến sĩ bị địch bắt tù, đày. Tôi được biết hiện nay nhà nước có ban hành pháp lệnh quy định chế độ người bị địch bắt tù, đày được hưởng chế độ hằng tháng. Vậy trường hợp của tôi có thuộc diện được hưởng chế độ đó không vì tôi chưa được giải quyết cho chế độ này? Thủ tục, hồ sơ hưởng như thế nào? Xin cảm ơn!



Người bị địch bắt

Tư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:

Thứ nhất, vấn đề nhận trợ cấp hàng tháng đối với người bị địch bắt tù, đày

Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định như sau:

“Điều 7

Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

1. Người có công với cách mạng thuộc hai đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 trở lên được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng, các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 10, khoản 5 Điều 26 và khoản 5 Điều 33 của Pháp lệnh này;”

Dẫn chiếu tới quy định tại Điểm g và Điểm k Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2012 như sau:

“Điều 2

Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Pháp lệnh này bao gồm:

1. Người có công với cách mạng:

g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;”

Như vậy, người có công với cách mạng thuộc hai đối tượng trở lên được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng; các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng. Vì vậy, nếu bạn là thương binh đồng thời là người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày thì sẽ được nhận trợ cấp hàng tháng của cả 02 đối tượng này.

Thứ hai, hồ sơ đề nghị trợ cấp hàng tháng cho người bị địch bắt tù, đày

Căn cứ Khoản 2 Điều 33 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“Điều 33. Hồ sơ xác nhận và giải quyết chế độ

2. Trường hợp chưa hưởng trợ cấp một lần

a) Bản khai cá nhân (Mẫu TĐ2).

Trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày thì đại diện thân nhân lập bản khai (Mẫu TĐ3);

b) Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên (lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước); hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù;

c) Quyết định trợ cấp hàng tháng (Mẫu TĐ4) hoặc Quyết định trợ cấp một lần (Mẫu TĐ5)”.

Theo đó, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Bản khai cá nhân (Mẫu TĐ2).

– Bản sao một trong các giấy tờ:

+) Lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên (lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước);

+) Hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù.

– Quyết định trợ cấp hàng tháng (Mẫu TĐ4).

Người bị địch bắt

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Thứ ba, về thủ tục đề nghị trợ cấp hàng tháng cho người bị địch bắt tù, đày

Căn cứ Khoản 2 Điều 34 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“Điều 34. Thủ tục xác nhận và giải quyết chế độ

2. Trường hợp chưa hưởng trợ cấp một lần

a) Cá nhân làm bản khai (trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đã chết thì đại diện thân nhân lập bản khai kèm biên bản ủy quyền) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã kèm bản sao giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 33 của Thông tư này;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;

c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách, kèm giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;

d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần”.

Theo đó, bạn sẽ gửi hồ sơ nêu trên đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận và gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Tiếp đó, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giải quyết. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện chế độ ưu đãi người có công

Thương binh hạng 1/4 khi chết có được hưởng chế độ mai táng

Mọi vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam