Con nuôi của thương binh có được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục?
Cô của tôi là thương binh, không có chồng con. Năm 2013, cô của tôi nhận con của em trai làm con nuôi, được UBND công nhận, lúc này người con đã 17 tuổi. Con nuôi của thương binh – cô tôi hiện học đại học. Vậy, người con nuôi của cô tôi có được hưởng chế độ ưu đãi giáo dục theo Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Chế độ ưu đãi trong giáo dục và việc làm đối với con của thương binh
- Thương binh có được hỗ trợ vay vốn ưu đãi để sản xuất hay không?
- Các chế độ ưu đãi xã hội đối với thương binh chết
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về con nuôi của thương binh có được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục; chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 31/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thân nhân người có công là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi). Thân nhân liệt sĩ còn là người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 như sau:
“Điều 4
Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tuỳ từng đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:
1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần;
2. Bảo hiểm y tế;
3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
4. Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng;
5. Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;
6. Chính phủ quy định cụ thể thời điểm hưởng, mức hưởng và các chế độ ưu đãi tại Điều này.”
Như vậy theo quy định trên thì một trong những chính sách ưu đãi đối với thân nhân của thương binh là được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học. Thân nhân của thương binh là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi).
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Cô của bạn là thương binh, không có chồng con. Năm 2013, cô của bạn nhận con của em trai làm con nuôi, được UBND công nhận, lúc này người con đã 17 tuổi. Con nuôi của cô bạn hiện học đại học. Do đó, con nuôi của cô bạn sẽ được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục như đối với con đẻ.
Lưu ý: Việc nhận nuôi con nuôi phải có giấy tờ hợp pháp.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Kết luận:
Trường hợp con nuôi của thương binh vẫn được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục như đối với con đẻ theo quy định.
Trên đây là bài viết về vấn đề con nuôi của thương binh có được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục? Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết sau:
Thân nhân có được hưởng bảo hiểm y tế khi thương binh đã mất
Hưởng tuất hàng tháng khi thân nhân thương binh chưa đủ tuổi
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Tặng quà tết cho đại diện thân nhân hay người thờ cúng liệt sĩ?
- Lương thương binh 4/4 là bao nhiêu
- Điều kiện xác nhận người hoạt động cách mạng đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945
- Thân nhân được nhận trợ cấp gì khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng mất?
- Người cao tuổi đồng thời là thân nhân liệt sĩ mất được hưởng chế độ nào?