Nội dung câu hỏi:
Tôi xin hỏi một trường hợp như sau: Bà Bùi Thị Thường, trú tại đội 3, thôn Liêm Quang, xã Bình Tân, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là cô ruột của ông Bùi Thải, nuôi ông Thải từ nhỏ nhưng trong hồ sơ lại ghi là cô nuôi. Ông Thải sinh năm 1952, nhập ngũ và hy sinh năm 1972 được công nhận là liệt sĩ. Bà Thường đang hưởng chế độ ưu đãi thân nhân của liệt sĩ. Vậy, bà Thường có được xét tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
- Đối tượng được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Chế độ khi được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn về đối tượng nào được xét tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Đối tượng được xét tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 56/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 2. Đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
1. Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:
a) Có 2 con trở lên là liệt sỹ;
b) Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sỹ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sỹ;
d) Có 1 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ;
đ) Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
Người con là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”, bao gồm con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật.
Người chồng là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” mà bà mẹ là vợ của người đó.
Thương binh quy định tại Điểm b, Điểm đ Khoản 1 Điều này là người đã được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thương binh, bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, bao gồm cả người còn sống và người đã từ trần.
Trường hợp bà mẹ có chồng, con tham gia hàng ngũ địch nhưng bà mẹ chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì vẫn được xem xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước ‘‘Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Như vậy theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bà Bùi Thị Thường, trú tại đội 3, thôn Liêm Quang, xã Bình Tân, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là cô ruột của ông Bùi Thải, nuôi ông Thải từ nhỏ nhưng trong hồ sơ lại ghi là cô nuôi. Ông Thải sinh năm 1952, nhập ngũ và hy sinh năm 1972 được công nhận là liệt sĩ. Bà Thường đang hưởng chế độ ưu đãi thân nhân của liệt sĩ. Do đó, bà Thường không thuộc một trong số những được phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng theo quy định.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Các chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng:
Căn cứ Điều 3 Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định về các quyền lợi mà Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng như sau:
1. Bà mẹ được tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tặng Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Bà mẹ được truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì thân nhân thờ cúng bà mẹ được nhận Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
3. Tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;
b) Lễ tặng hoặc truy tặng được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, có ý nghĩa giáo dục truyền thống; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
4. Tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức lễ tang với thành phần đại điện cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội; cơ quan, đơn vị phụng dưỡng và nhân dân nơi bà mẹ cư trú;
b) Lễ tang được tổ chức trang trọng, tiết kiệm phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
5. Kinh phí tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” không quá 01 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp; lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng không quá 02 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp.
Kết luận:
Trường hợp của bà Thường không thuộc đối tượng được xét tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng theo quy định hiện hành.
Trên đây là bài viết về vấn đề đối tượng nào được xét tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng? Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
- Người nhận trợ cấp một lần và hiện vật khen thưởng của Bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Có quy định về việc ủy quyền thờ cúng Bà mẹ Việt Nam anh hùng không?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Giấy tờ làm căn cứ giải quyết trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg
- Thời hạn được cấp Giấy xác nhận khuyết tật hiện nay là bao lâu?
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết chế độ mai táng phí cho người cao tuổi
- Mai táng phí và trợ cấp một lần cho thân nhân thương binh hạng 4/4 mất
- Có được truy lĩnh trợ cấp thương binh khi đồng thời được hưởng 2 chế độ