19006172

Dũng cảm cứu người có được xác nhận là thương binh?

Dũng cảm cứu người có được xác nhận là thương binh?

Tôi có người em sinh năm 1985, trên đường đi về nhà có nghe tiếng kêu cứu trong nhà, khi đến thì thấy lửa đang bốc cháy trong nhà, em tôi liền chạy vào dập lửa không cho lửa bùng to. Trong đó, phía cửa xăng tràn trên sàn và bén lửa rất mạnh nên em tôi quay lại dập tắt thì bị trượt chân ngã xuống ngay đám lửa và bị cháy toàn thân. Vậy trường hợp em tôi có được xác nhận là thương binh không? Bên nào phụ trách vấn đề này? Xin chân thành cám ơn!



Xác nhận là thương binhTư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, xác định chế độ mà em của bạn được hưởng

Căn cứ Điểm e và Điểm k Khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 quy định như sau:

Điều 23. Điều kiện, tiêu chuẩn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp, bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

k) Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội;”

Theo đó, người bị thương mà do dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân thì được xem xét xác nhận là thương binh.

Đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn như sau:

Bạn cho biết em bạn sinh năm 1985. Trên đường đi về nhà có nghe tiếng kêu cứu trong nhà; khi đến thì thấy lửa đang bốc cháy trong nhà, em bạn liền chạy vào dập lửa không cho lửa bùng to. Trong đó, phía cửa xăng tràn trên sàn và bén lửa rất mạnh nên em bạn quay lại dập tắt thì bị trượt chân ngã xuống ngay đám lửa và bị cháy toàn thân.

Mặc dù biết có thể ảnh hưởng đến tính mạng nhưng em bạn vẫn thực hiện hành động trên. Đây cũng có thể coi là dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân. Vì vậy, em của bạn có khả năng được xem xét xác nhận là thương binh.

Thứ hai, về trách nhiệm giải quyết

Căn cứ Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm giải quyết chế độ cho bạn như sau:

Trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận thương binh (Điều 35): Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận thương binh.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương (Điều 36): trong trường hợp của bạn sẽ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận bị thương.

Các giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương và thẩm quyền cấp (Điều 37):

Người bị thương quy định tại Điều 23 Pháp lệnh phải có bản tóm tắt bệnh án điều trị vết thương của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) kèm một trong các giấy tờ sau:

– Việc cấp giấy chứng nhận bị thương phải trên cơ sở biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương lập.

– Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập; đối với việc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội phải có kết luận của cơ quan điều tra cấp huyện trở lên.

– Bản sao được chứng thực từ Quyết định tặng thưởng Huân chương và Quyết định tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thương binh, giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và quyết định trợ cấp, phụ cấp (Điều 38)

– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần.

Xác nhận là thương binh

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

Hồ sơ, thủ tục công nhận thương binh (Điều 39):

Bước 01: Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 37 Nghị định 131/2021/NĐ-CP gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 36 Nghị định này.

Bước 02: Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận bị thương theo Mẫu số 35 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người bị thương thường trú.

Bước 03: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục 1 Nghị định 131/2021/NĐ-CP gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.

Bước 04: Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định thương tật, gửi biên bản giám định y khoa theo Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 05: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm:

Ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% đến 20%. Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng là: cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hoàn toàn hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt thì được hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020. Đồng thời cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định131/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam