Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân của bệnh binh
Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân của bệnh binh bao gồm những giấy tờ gì vậy ạ? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Cấp thẻ BHYT cho thân nhân bệnh binh bị suy giảm 62% KNLĐ?
- Trường hợp đổi thẻ BHYT đối với người có công với cách mạng
- Mức hưởng chế độ tử tuất cho thân nhân của bệnh binh
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân của bệnh binh, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, cấp thẻ BHYT cho thân nhân bệnh binh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 như sau:
“Điều 25
2. Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học; hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.”
Như vậy theo quy định trên thì trường hợp bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên sẽ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học; hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Thứ hai về hồ sơ cấp thẻ BHYT cho thân nhân của bệnh binh:
Căn cứ Điều 25 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 25. Đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT
1. Thành phần hồ sơ
1.1. Người tham gia
a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
b) Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật: Giấy ra viện có ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể”.
c) Trường hợp người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
1.2. UBND xã; Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Đại lý thu/Nhà trường; Cơ quan BHXH: Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.“
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ cấp thẻ BHYT bạn cần chuẩn bị:
+) Thân nhân bệnh binh:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Giấy xác nhận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận, quản lý hồ sơ và làm thủ tục mua BHYT cho thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT- BLĐTBXH.
+) Ủy ban nhân dân cấp xã: Danh sách người chỉ tham gia BHYT (mẫu D03-TS).
Nơi nộp hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang cư trú.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Kết luận:
Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên sẽ được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học; hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng. Thân nhân của bệnh binh chỉ cần nộp tờ khai TK1-TS và Giấy xác nhận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận, quản lý hồ sơ gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang cư trú.
Trên đây là bài viết về vấn đề hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân của bệnh binh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Con của bệnh binh suy giảm 51% khả năng lao động có được cấp thẻ BHYT không?
Chế độ ưu đãi cho người chăm sóc bệnh binh bị suy giảm 81% KNLĐ?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thương binh hạng 3/4 có được nhận tiền hỗ trợ do dịch Covid-19?
- Người đơn thân nghèo đang nuôi con bị nhiễm HIV có được hưởng cả 02 chế độ?
- Thương binh đang công tác được hưởng chế độ điều dưỡng sức khỏe?
- Trợ cấp cho thân nhân liệt sĩ đồng thời là bộ đội về hưu chết
- Thương binh được hưởng các chế độ ưu đãi nào theo quy định?