19006172

Hồ sơ giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là bệnh binh

Hồ sơ giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là bệnh binh

Tôi đã được công nhận là thương binh 45%. Sau đó tôi lại được công nhận là bệnh binh 36% thì chỉ được hưởng chế độ theo theo mức suy giảm cao hơn hay được cả hai (vì đồng thời là bệnh binh)? Hồ sơ giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là bệnh binh cần chuẩn bị là gì? Xin cảm ơn!



Hồ sơ giải quyết chế độ đối với thương binhTư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi hồ sơ giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là bệnh binh đến Tổng đài tư vấnVấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, về chế độ với thương binh đồng thời là bệnh binh

Căn cứ Điểm a Khoản 5 Điều 31 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 31. Chế độ ưu đãi

5. Đối với thương binh đồng thời là bệnh binh:

a) Trường hợp đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật thì được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh. Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp”.

Theo đó, trường hợp đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật thì được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh.

Bạn cho biết bạn đã được giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật (36%) và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật (45%). Vậy nên, bạn được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh. Thời điểm hưởng thêm chế độ trợ cấp bệnh binh được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.

Thứ hai, hồ sơ giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là bệnh binh

Căn cứ Điều 22 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“Điều 22. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là bệnh binh

1. Hồ sơ

a) Đơn đề nghị (Mẫu TB6);

b) Hồ sơ bệnh binh và hồ sơ thương binh.

2. Thủ tục

a) Cá nhân làm đơn theo mẫu gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang cư trú;

b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang quản lý để ra quyết định trợ cấp thương tật hoặc trợ cấp bệnh binh và gửi trích lục hồ sơ về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Người có công).

Trường hợp thương binh đồng thời là bệnh binh được xác nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước và đã giám định lại thương tật đúng quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng biên bản giám định thương tật cuối cùng để tính hưởng chế độ”.

Hồ sơ giải quyết chế độ đối với thương binh

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

Theo đó, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị (Mẫu TB6 ban hành kèm theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH);

– Hồ sơ bệnh binh và hồ sơ thương binh.

Bạn gửi hồ sơ nêu trên đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi bạn đang cư trú. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn,  Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang quản lý để ra quyết định trợ cấp thương tật hoặc trợ cấp bệnh binh cho bạn.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Khi nào thương binh sẽ được giám định lại thương tật?

Trợ cấp thương binh có được tăng theo lương cơ sở hay không?

Nếu còn vướng mắc về hồ sơ giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là bệnh binh; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam