Khi nào thương binh sẽ được giám định lại thương tật?
Bố tôi là cựu chiến binh, tham gia chiến đấu trong chiến trường Quảng trị từ năm 1967 – 1975. Trong thời gian tham gia chiến đấu bố tôi có bị thương, một vết thương do đạn vào đùi, một viên đạn bom bi vẫn còn nằm trong ngón tay do sức ép của bom. Hiện nay sức khỏe của bố tôi giảm sút nhiều do vết thương hành hạ. Khi ra viện bố tôi có được cấp thẻ thương bệnh binh nhưng không ghi thương tật là bao nhiêu. Tôi muốn hỏi liệu trường hợp của bố tôi có được giám định lại thương tật để hưởng chế độ thương binh không? Nếu được thì thủ tục như thế nào? Xin cảm ơn!
- Trường hợp được giám định lại thương tật để hưởng chế độ thương binh
- Dũng cảm cứu người có được xác nhận là thương binh?
- Thương binh chết do vết thương tái phát được công nhận là liệt sĩ khi nào?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 40 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 40. Điều kiện khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể
1. Thương binh có vết thương đặc biệt sau đây, nay bị tái phát dẫn đến các tình trạng sau thì được khám giám định lại:
a) Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt.
b) Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi.
c) Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật.
d) Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc ruột hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật giải quyết biến chứng.
đ) Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận hoặc bàng quang phải phẫu thuật giải quyết biến chứng.
e) Vết thương ở cột sống gây biến chứng liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ.
g) Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi.
h) Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt hoàn toàn; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.
2. Người bị thương đã được khám giám định kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời thì sau 03 năm được giới thiệu giám định lại để kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể vĩnh viễn.
3. Người bị thương đã được khám giám định nhưng còn sót vết thương hoặc còn sót mảnh kim khí.
4. Người bị thương nhiều lần, đã có giấy chứng nhận bị thương của từng lần và đã được khám giám định nhưng còn thiếu lần bị thương chưa khám giám định thì được khám bổ sung vết thương.”
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Bạn cho biết bố bạn là cựu chiến binh, tham gia chiến đấu trong chiến trường Quảng trị từ năm 1967 – 1975. Trong thời gian tham gia chiến đấu bố bạn có bị thương, một vết thương do đạn vào đùi, một viên đạn bom bi vẫn còn nằm trong ngón tay do sức ép của bom. Hiện nay sức khỏe của bố bạn giảm sút do vết thương hành hạ. Đối chiếu quy định trên thì bố bạn không thuộc trường hợp giám định lại thương tật.
Kết luận: Tóm lại, trường hợp của bố bạn không thuộc trường hợp giám định lại thương tật.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
- Thương binh hạng 1/4 mất do vết thương tái phát tại nhà có được công nhận liệt sĩ?
- Giải quyết chế độ khi thương binh nặng từ trần do vết thương tái phát
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Nhiễm chất độc 61% tới 80% trợ cấp được bao nhiêu?
- Thay đổi mức trợ cấp khuyết tật hàng tháng tùy theo độ tuổi
- Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân của bệnh binh
- Người được truy tặng Huân chương kháng chiến có được trợ cấp mai táng?
- Hồ sơ hưởng chế độ đối với người bị địch bắt tù, đày đã hưởng trợ cấp một lần