Mức hưởng trợ cấp đối với thương binh lắp chân giả
Chào tư vấn An Nam. Tôi muốn hỏi về mức hưởng trợ cấp đối với thương binh lắp chân giả. Tôi là thương binh hạng 3/4; bị cắt cụt 1/3 cẳng chân trái. Cuối năm 2016, chân giả của tôi bị hỏng nên tôi đi thay thế. Sau đó, tôi được Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện giới thiệu tôi đi làm chân giả tại huyện Tam Nông. Tôi thực hiện xong việc lắp chân giả và đăng ký nhận tiền trợ cấp. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa nhận được tiền trợ cấp. Vậy trường hợp của tôi có được hưởng trợ cấp đối với thương binh lắp chân giả không? Mức hưởng như thế nào? Do cơ quan nào giải quyết? Mong anh chị tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
- Chế độ cho người có công đồng thời là thân nhân liệt sĩ
- Miễn tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng
- Bảo hiểm y tế cho người có công đang hưởng trợ cấp tuất
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tư vấn An Nam. Với câu hỏi về trợ cấp đối với thương binh lắp chân giả; Tư vấn An Nam xin tư vấn cho bạn như sau:
Về chế độ trợ cấp phương tiện trợ giúp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 8; Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC:
“Điều 8. Chế độ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình
1. Thương binh, bệnh binh được cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật ghi trong hồ sơ thương binh, bệnh binh và chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên (sau đây gọi chung là cơ sở y tế), cụ thể như sau:
c) Chân giả;”
Như vậy, chân giả là một trong các phương tiện trợ giúp của thương binh. Do đó, đối với trường hợp bạn là thương binh bị cụt 1/3 cẳng chân trái. Bạn sẽ được cấp chân giả để hỗ trợ cuộc sống.
Về mức trợ cấp thương binh lắp chân giả
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC:
“Điều 9. Chế độ hỗ trợ khi đi làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình; đi điều trị phục hồi chức năng
1. Thương binh, bệnh binh khi đi làm chân giả, tay giả, nẹp chỉnh hình, giày hoặc dép chỉnh hình, răng giả, mắt giả được hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn (theo khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình) mỗi niên hạn 01 lần, như sau:
– Khoảng cách dưới 100 km: mức hỗ trợ 600.000 đồng.
– Từ 100 km đến dưới 200 km: mức hỗ trợ 700.000 đồng.
– Từ 200 km đến dưới 300 km: mức hỗ trợ 800.000 đồng.
– Từ 300 km trở lên: mức hỗ trợ 900.000 đồng.”
Theo thông tin bạn cung cấp: bạn đi lắp chân giả tại huyện Tam Nông. Do đó bạn sẽ được hỗ trợ chi phí đi lại và tiền ăn; theo khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình. Tuy nhiên bạn không nêu rõ quãng đường từ nơi bạn cư trú đến huyện Tam Nông. Do đó chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
+) Khoảng cách từ dưới 100 km: hỗ trợ 600.000 đồng;
+) Khoảng cách từ 100 km đến 200 km: hỗ trợ 700.000 đồng;
+) Khoảng cách từ 200 km đến 300 km: hỗ trợ 800.000 đồng;
+) Khoảng cách từ 300km trở lên: hỗ trợ 900.000 đồng.
Về cơ quan giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC:
“Điều 9. Chế độ hỗ trợ khi đi làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình; đi điều trị phục hồi chức năng
3. Thủ tục hỗ trợ:
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ đề nghị của đối tượng và Sổ quản lý cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (sau đây gọi tắt là Sổ quản lý, mẫu số 06-CSSK) để cấp giấy giới thiệu đối tượng đi làm dụng cụ chỉnh hình hoặc phục hồi chức năng đến cơ sở cung cấp dụng cụ chỉnh hình hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng gần nhất (mẫu số 03-GGT).
Căn cứ xác nhận của cơ sở cung cấp dụng cụ chỉnh hình hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng vào giấy giới thiệu, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện thanh toán tiền đi lại và tiền ăn cho đối tượng.”
Như vậy, cơ quan giải quyết hồ sơ của bạn là Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi bạn cư trú. Thời gian giải quyết hồ sơ là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Trong trường hợp của bạn: bạn được hưởng trợ cấp đi lại và tiền ăn khi đi lắp chân giả. Bạn làm hồ sơ hưởng từ năm 2016 nhưng vẫn chưa được giải quyết. Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể liên hệ đến Phòng lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu giải trình cho bạn.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về trợ cấp đối với thương binh lắp chân giả.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Trường hợp đình chỉ hưởng trợ cấp đối với người có công
Chế độ hưởng trợ cấp tuất cho thân nhân người có công chết
Nếu còn vấn đề thắc mắc về trợ cấp đối với thương binh lắp chân giả; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.