Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp hàng tháng cho người khuyết tật ở đâu?
Tôi có bà dì, năm nay ngoài 70 tuổi, lấy chồng ở một tỉnh miền núi. Hiện nay, chồng của bà đã mất, bà ở cùng với cháu chồng. Vì hoàn cảnh khó khăn của bà, chúng tôi đã đón bà về một tỉnh khác để tiện chăm sóc. Tuy nhiên, bà bị gù, đi lại rất khó khăn, sinh hoạt cá nhân cần người giúp đỡ. Tôi muốn nộp hồ sơ gửi chính quyền địa phương (nơi dì tôi đang tạm trú) để xin trợ cấp người khuyết tật hàng tháng có được không hay phải về nơi thường trú? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi tôi xin cảm ơn.
- Người khuyết tật thuộc hộ nghèo có được hưởng cả hai chế độ không?
- Trợ cấp xã hội và hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng với người khuyết tật
- Giải quyết trợ cấp xã hội cho người khuyết tật thay đổi nơi cư trú
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề nộp hồ sơ hưởng trợ cấp hàng tháng cho người khuyết tật ở đâu của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 20/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 8. Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng
1. Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng theo quy định sau đây:
a) Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:”
Như vậy theo quy định trên thì để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật thì người đề nghị cần nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về nơi cư trú của công dân thì:
“Điều 12. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.”
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn có bà dì, năm nay ngoài 70 tuổi, lấy chồng ở một tỉnh miền núi. Hiện nay, chồng của bà đã mất, bà ở cùng với cháu chồng. Vì hoàn cảnh khó khăn của bà, bạn đã đón bà về một tỉnh khác để tiện chăm sóc. Tuy nhiên, bà bị gù, đi lại rất khó khăn, sinh hoạt cá nhân cần người giúp đỡ. Do đó, bạn có thể làm đơn gửi Ủy ban nhân dân xã nơi dì bạn đang đăng ký tạm trú để xin trợ cấp người khuyết tật hàng tháng theo quy định.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Kết luận:
Để hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật thì bạn có thể nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo quy định. Hồ sơ, thủ tục để hưởng trợ cấp người khuyết tật thực hiện theo Điều 7 và Điều 8 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Trên đây là bài viết về vấn đề nộp hồ sơ hưởng trợ cấp hàng tháng cho người khuyết tật ở đâu. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
- Mức trợ cấp hàng tháng của người khuyết tật
- Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật đặc biệt nặng?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với vợ liệt sĩ tái giá như thế nào?
- Trợ cấp tuất hàng tháng cho thân nhân người bị nhiễm chất độc hoá học
- Để được xét duyệt hộ nghèo cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Tuất hàng tháng và thẻ bảo hiểm y tế đối với vợ của thương binh
- Trợ cấp tử tuất cho thân nhân thương binh suy giảm khả năng lao động