19006172

Quy định của pháp luật về điều kiện xét duyệt hộ nghèo

Quy định của pháp luật về điều kiện xét duyệt hộ nghèo

Hiện nay tôi là trụ cột gia đình, bản thân tôi bị khuyết tật bẩm sinh, theo như họp rà soát trong hộ nghèo của xã thì gia đình tôi phải ra khỏi hộ nghèo, ngoài ra tôi còn phải nuôi 2 đứa con ăn học, vợ tôi thì lại ốm đau. Tôi thấy sự việc này không công bằng, nhiều gia đình có thu nhập cao hơn gia đình tôi rất nhiều nhưng vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ. Nếu như theo quy định thì thu nhập bình quân đầu người trên tháng chỉ ở mức 700.000 đồng đến 1 triệu đồng một tháng thì ở chỗ tôi có gia đình thu nhập cao hơn gấp nhiều lần nhưng vẫn được xét duyệt hộ nghèo, còn bản thân tôi thì thu nhập không đến mức thấp như quy định nhưng cũng thấp hơn mọi người rất nhiều. Vậy bây giờ tôi mong các cấp chính quyền xem xét lại để nhiều người không phải chịu bất công như tôi.



Xét duyệt hộ nghèoTư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề vấn đề quy định của pháp luật về điều kiện xét duyệt hộ nghèo của bạn; chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg như sau:

“Điều 2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020

1. Hộ nghèo

a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên”.

Lưu ý: 

Chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản được hiểu là: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin (theo Điểm b Khoản 2 Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg).

Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Hiện nay bạn là trụ cột gia đình, bản thân bạn bị khuyết tật bẩm sinh, theo như họp rà soát trong hộ nghèo của xã thì gia đình bạn phải ra khỏi hộ nghèo, ngoài ra bạn còn phải nuôi 2 đứa con ăn học, vợ bạn thì lại ốm đau. Bạn thấy sự việc này không công bằng, nhiều gia đình có thu nhập cao hơn gia đình bạn rất nhiều nhưng vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ. Nếu như theo quy định thì thu nhập bình quân đầu người trên tháng chỉ ở mức 700.000 đồng đến 1 triệu đồng một tháng thì ở chỗ bạn có gia đình thu nhập cao hơn gấp nhiều lần nhưng vẫn ở hộ nghèo, còn bản thân bạn thì thu nhập không đến mức thấp như quy định nhưng cũng thấp hơn mọi người rất nhiều.

Do bạn không cho biết bạn sống tại nông thôn hay thành thị cũng như mức thu nhập bình quân đầu người/tháng nên nếu bạn đáp ứng được các tiêu chí cụ thể tùy theo khu vực và mức thu nhập thì bạn mới đủ điều kiện để xét duyệt hộ nghèo theo quy định.

Xét duyệt hộ nghèo

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

Kết luận:

Bạn có thể đối chiếu quy định nêu trên để xác định trường hợp của bạn có được xét duyệt hộ nghèo hay không.

Trên đây là bài viết về vấn đề quy định của pháp luật về điều kiện xét duyệt hộ nghèo. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Điều kiện xét hưởng và thủ tục xin cấp sổ hộ nghèo

Trợ cấp xã hội cho người cao tuổi thuộc hộ nghèo

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam