Thủ tục để được hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ năm 2023
Cho tôi hỏi với trợ cấp thờ cúng liệt sĩ giờ vẫn đang là 500.000 đồng đúng không ạ? Anh cả tôi là liệt sĩ không có con cái mà bố mẹ mất hết rồi nên anh hai đứng ra thờ cúng. Nay anh hai cũng đã mất do tuổi già thì chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ sẽ cho ai hưởng? Và thủ tục để được hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ năm 2023 như thế nào? Tôi cám ơn nhiều!
- Tranh chấp khi xác định người có quyền thờ cúng liệt sĩ
- Người thờ cúng liệt sĩ có được cấp thẻ BHYT và hỗ trợ nhà ở không?
Dịch vụ tư vấn Chế độ chính sách qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về mức hưởng chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
Căn cứ Khoản 1 Điều 21 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 13. Các chế độ ưu đãi khác
1. Trợ cấp mai táng: mức chi theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp mai táng.
2. Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ: 1.400.000 đồng/01 liệt sĩ/01 năm.”
Đến thời điểm hiện nay, Nghị định 75/2021/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực thi hành và chưa được sửa đổi, bổ sung bởi văn bản nào. Theo đó, mức trợ cấp thờ cúng liệt sĩ hiện nay vẫn là 1.400.000 đồng.
Thứ hai, về vấn đề xác định người thờ cúng liệt sĩ
Căn cứ Khoản 6 Điều 28 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định như sau: Người được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ hoặc cơ quan, đơn vị được giao thờ cúng liệt sĩ xác định như sau:
+) Trường hợp liệt sĩ còn thân nhân thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được các thân nhân liệt sĩ ủy quyền bằng văn bản đảm nhiệm việc thờ cúng liệt sĩ và nhận trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh.
+) Trường hợp thân nhân liệt sĩ chỉ còn con, nếu liệt sĩ có nhiều con thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được những người con còn lại ủy quyền; nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải làm văn bản ủy quyền.
Trường hợp con liệt sĩ giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền.
+) Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân hoặc chỉ còn một thân nhân duy nhất nhưng người đó bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được những người thuộc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự ủy quyền. Trường hợp những người này không còn thì được những người thuộc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự ủy quyền.
+) Trường hợp không xác định được người ủy quyền thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ theo Mẫu số 55 Phụ lục I Nghị định này đối với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng. Nếu không xác định được xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng thì giao cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh để thực hiện nghi thức dâng hương liệt sĩ theo phong tục địa phương.
Như vậy, trường hợp này gia đình hoặc họ tộc của liệt sĩ cần thống nhất ủy quyền cho một người đứng ra thờ cúng liệt sĩ và nhận trợ cấp.
Thứ ba, về thủ tục để được hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ
Căn cứ Điều 28 Nghị địn 131/2021/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục được hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ như sau:
Bước 01: Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh thì cá nhân làm đơn đề nghị theo Mẫu số 18 Phụ lục I Nghị định này kèm văn bản ủy quyền của những người quy định tại điểm a, b, c khoản 6 Điều này và bản sao được chứng thực từ Bằng “Tổ quốc ghi công” gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
Bước 02: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận đơn đề nghị, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 03: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy tờ, có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách gửi các giấy tờ theo quy định đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 04: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ của liệt sĩ đang quản lý, ban hành quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ theo Mẫu số 55 Phụ lục I Nghị định này. Quyết định này được thực hiện liên tục nếu không có sự thay đổi về người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ hoặc về mức trợ cấp. Người được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp hằng năm kể từ năm Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định.
Trường hợp hồ sơ gốc của liệt sĩ do địa phương khác quản lý thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị nơi quản lý hồ sơ thực hiện di chuyển hồ sơ liệt sĩ kèm văn bản xác nhận chưa được giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.
Như vậy, chị hai của bạn đang là người thờ cúng liệt sĩ nhưng đến khi người này mất thì gia đình, họ tộc của liệt sĩ ủy quyền thờ cúng liệt sĩ cho một người theo Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH).
Sau đó người được ủy quyền này chuẩn bị Biên bản ủy quyền và Đơn đề nghị (Mẫu LS7 theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ chính sách trực tuyến 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
--> Em ruột muốn hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ có cần biên bản ủy quyền?
- Chế độ khi thương binh 61% đang hưởng trợ cấp người cao tuổi qua đời
- Mức trợ cấp mai táng phí và đối tượng được hưởng năm 2023
- Hưởng trợ cấp người cao tuổi khi đã được nhận trợ cấp tuất một lần
- Thủ tục nhận tiền mai táng phí khi người cao tuổi chết
- Người khuyết tật thuộc hộ nghèo có được hưởng cả hai chế độ không?