19006172

Thủ tục để hưởng trợ cấp nuôi dưỡng người khuyết tật

Thủ tục để hưởng trợ cấp nuôi dưỡng người khuyết tật

Cho em hỏi một việc như sau ạ! Con em sinh ngày 24 tháng 04 năm 2014 nhưng không may mắc bệnh bại não, mồ côi cha, đang được hưởng chế độ trợ cấp khuyết tật ở xã một tháng là 675 nghìn. Mọi sinh hoạt ăn uống của con em đều phải phụ thuộc vào người khác. Vậy cho em hỏi là em có được hưởng trợ cấp người nuôi dưỡng người khuyết tật không ạ? Nếu có thì em phải làm thủ tục như thế nào? Em được nhận bao nhiêu tiền? Khi con em đi học lớp 1 thì có được nhận được BHYT miễn phí của Nhà nước nữa không? Em xin cảm ơn ạ!



Trợ cấp nuôi dưỡng người khuyết tật

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về vấn đề nhận trợ cấp nuôi dưỡng người khuyết tật

Căn cứ Điều 44 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định như sau:

“Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

b) Người khuyết tật nặng.

2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;

b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;

c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi”.

Như vậy, gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó thì sẽ được hỗ trợ kinh phí chăm sóc. Bạn cho biết con của bạn đang nhận trợ cấp người khuyết tật là 720.000 đồng/tháng. Căn cứ Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì mức trợ cấp mà con bạn đang hưởng là trợ cấp dành cho người khuyết tật đặc biệt nặng. Theo quy định trên thì bạn sẽ nhận được trợ cấp nuôi dưỡng người khuyết tật.

Thứ hai, về thủ tục để hưởng trợ cấp nuôi dưỡng người khuyết tật

Căn cứ Điều 8 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì hồ sơ – thủ tục hưởng trợ cấp nuôi dưỡng người khuyết tật như sau:

Bước 01: Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai. Hồ sơ gồm:

–  Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP;

–  Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP;

–  Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

– Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

Bước 02: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc.

Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại.

Bước 03: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 04: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 05: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.

Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi quy định tại các điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi, quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật từ tháng được cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng khác kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng.

Thời gian điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng kể từ tháng đối tượng đủ điều kiện điều chỉnh.

Thứ ba, về mức hưởng trợ cấp nuôi dưỡng người khuyết tật

Căn cứ Khoản 2 Điều 20 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 20. Chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng

2. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:

c) Hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một (1,0).”

Dẫn chiếu quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP:

Điều 4. Mức chuẩn trợ giúp xã hội

2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.

Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.”

Theo đó, mức trợ cấp mà bạn nhận được sẽ là 360.000 đồng/tháng.

Thứ tư, về vấn đề hưởng BHYT khi con bạn đi học lớp 1

Điều 12 và Khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định như sau:

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;

4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

b) Học sinh, sinh viên”.

“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này”.

Căn cứ quy định nêu trên thì con bạn đang hưởng BHYT của người khuyết tật mà đi học thì cũng không phải chuyển qua thẻ BHYT học sinh; con bạn vẫn tiếp tục sử dụng thẻ BHYT của người khuyết tật do Nhà nước cấp.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ chính sách trực tuyến 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-> Thay đổi mức trợ cấp khuyết tật hàng tháng tùy theo độ tuổi

luatannam