Thủ tục giám định lại khi thương binh có vết thương tái phát
Chào tổng đài tư vấn chế độ chính sách! Bố tôi là thương binh đang hưởng chế độ ở mức 45%. Thời gian qua do vết thương ở đầu tái phát dẫn tới bị liệt chân. Trường hợp này, bố tôi có được đi giám định lại tỉ lệ tổn thương để hưởng chế độ cao hơn được hay không? mong anh, chị hướng dẫn thủ tục khám giám định lại. Xin chân thành cảm ơn!
- Thương binh chết do vết thương tái phát có được công nhận liệt sĩ không?
- Giám định lại thương tật cho thương binh khi vết thương tái phát
- Thương binh loại B có được giám định vết thương tái phát không?
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, vết thương tái phát có được giám định lại tỉ lệ tổn thương cơ thể không?
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 40 của Nghị định 131/2021/NĐ-CP năm 2021 có quy định:
“Điều 40. Điều kiện khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể
1. Thương binh có vết thương đặc biệt sau đây, nay bị tái phát dẫn đến các tình trạng sau thì được khám giám định lại:
a) Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt.”
Theo quy định nêu trên, nếu bố của bạn có vết thương ở đầu được khám giám định lại tỉ lệ tổn thương khi thỏa mãn 2 điều kiện sau đây:
– Khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ.
– Bị rối loạn tâm thần hoặc bị liệt.
Thứ hai, thủ tục khám giám định lại vết thương tái phát đối với thương binh.
Căn cứ pháp luật: Điều 41 của nghị định 131/2021/NĐ-CP năm 2021 thì thủ tục giám định lại vết thương tái phát đối với thương binh như sau:
Bước 1. Bố của bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây gửi tới sở lao động-thương binh và xã hội nơi cư trú:
– Đơn đề nghị theo mẫu số 33 tại phụ lục I của nghị định 131/NĐCP năm 2021.
– Kèm bản tóm tắt bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an), nếu đã phẫu thuật phải có thêm phiếu phẫu thuật.
Bước 2. Trong thời gian 12 ngày, sở lao động- thương binh và xã hội kiểm tra, đối chiếu và gửi hồ sơ lên bộ lao động-thương binh và xã hội để thẩm định.
– Trong thời hạn 20 ngày Bộ lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, thông báo kết quả thẩm định và gửi hồ sơ cho Sở lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 3. Trong thời hạn 12 ngày, sở lao động-thương binh và xã hội gửi mẫu đề nghị giám định số 38 trong phụ lục I kèm hồ sơ đã được thẩm định tới hội đồng giám định y khoa.
Bước 4. Trong thời hạn 60 ngày, hội đồng giám định y khoa tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định mẫu số 78 tại phụ lục I của nghị định 131/NĐCP năm 2021 gửi tới sở lao động-thương binh và xã hội.
Bước 5. Trong thời hạn 12 ngày, Sở lao động-thương binh và xã hội ban hành quyết định điều chỉnh chế độ theo mẫu số 60 tại phụ lục I của nghị định 131/NĐCp năm 2021.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Nếu còn thắc mắc về hưởng tiền thờ cúng thương binh chết; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Hồ sơ cấp thẻ BHYT cho vợ bệnh binh suy giảm 61% khả năng lao động
- Tham gia hội cựu chiến binh nhưng không được cấp thẻ BHYT 100%
- Gia đình người khuyết tật nặng có được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng?
- Có được hưởng cả 02 chế độ thương binh và bệnh binh hay không?
- Thương binh hạng 1/4 khi chết có được hưởng chế độ mai táng