Thương binh loại A và thương binh loại B có gì khác nhau không?
Cho tôi hỏi thương binh loại A và thương binh loại B có khác gì nhau? Mong tổng đài giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Không giám định lại thương tật cho thương binh loại B
- Có thể cấp thẻ thương binh cho người đã từ trần hay không?
- Thương binh hạng 3/4 có được hưởng trợ cấp hàng tháng không?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về thương binh loại A và thương binh loại B có gì khác nhau không; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 19 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 như sau:
“12. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 19
1. Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;
b) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;
c) Làm nghĩa vụ quốc tế;
d) Đấu tranh chống tội phạm;
đ) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
e) Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
g) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;
h) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.
3. Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 236-HĐBT thì:
“Điều 7.-Thương binh loại A và thương binh loại B được hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng tính trên lương chính và phụ cấp thâm niên (nếu có) khi bị thương như sau:
Hạng thương tật |
Trợ cấp thương tật khi về gia đình |
|
Thương binh loại A |
Thương binh Loại B |
|
Hạng 1 |
100% |
80% |
Hạng 2 |
70% |
55% |
Hạng 3 |
50% |
35% |
Hạng 4 |
20% |
15 |
Nếu khi bị thương, thương binh thuộc diện hưởng sinh hoạt phí thì trợ cấp thương tật được tính trên mức lương thống nhất là 250 đồng. Công nhân, viên chức trước khi vào bộ đội đã có mức lương cao hơn 250 đồng thì tính theo mức lương ấy.
Thương binh (cả loại A và loại B) đang hưởng lương hoặc lương hưu thì được trợ cấp thương tật bằng 30% mức trợ cấp thương tật khi về gia đình.”
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Như vậy
Theo quy định trên thì thương binh loại A và thương binh loại B có sự khác nhau cơ bản về đối tượng xác định và mức hưởng trợ cấp thương tật và phụ cấp khi bị thương.
Tuy nhiên, trước đây: tại Thông tư liên bộ số 104 – LB/QP năm 1965 (đã hết hiệu lực) thì có định nghĩa rõ về thương binh loại A và thương binh loại B. Về cơ bản, ta có thể hiểu và phân biệt hai khái niệm đó như sau: Thương binh loại A là những quân nhân bị thương vì chiến đấu với địch, vì anh dũng làm nhiệm vụ, xứng đáng được nêu gương cho đơn vị học tập. Còn thương binh loại B là những quân nhân bị thương trong luyện tập quân sự, trong công tác, trong học tập, trong lao động xây dựng và sản xuất.
Trên đây là bài viết về vấn đề thương binh loại A và thương binh loại B có gì khác nhau không. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Trợ cấp hàng tháng cho thương binh hạng 4/4
Truy lĩnh trợ cấp thương binh đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2013
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Điều kiện hưởng chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người bị nhiễm chất độc hóa học
- Tiền mai táng phí năm 2023 của người lao động là bao nhiêu
- Thủ tục xác lập hồ sơ đối với người hưởng chính sách như thương binh
- Người cao tuổi chết thì dừng hưởng trợ cấp từ tháng nào?
- Con nuôi có được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục không?