Trả lại mai táng phí bảo trợ xã hội để nhận mai táng phí thương binh
Một người hưởng chế độ bảo trợ xã hội, đồng thời là thương binh; khi chết, gia đình (ở Hà Nội) xin hưởng mai táng phí bảo trợ xã hội. UBND Huyện đã ra quyết định hưởng mai táng phí. Gia đình đã nhận số tiền 7.200.000 đồng. Bây giờ gia đình xin nộp lại số tiền mai táng phí bảo trợ xã hội để làm chế độ mai táng phí thương binh (theo mức 18.000.000 đồng) có được không ạ! Xin trân trọng cảm ơn!
- Vợ liệt sĩ tái giá khi mất có được hưởng mai táng phí không?
- Người được nhận mai táng phí và trợ cấp một lần khi thương binh mất
- Mai táng phí đối với dân công hỏa tuyến từ trần trước ngày 01/01/2016
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 4 Điều 6 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 quy định như sau:
“Điều 6. Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
4. Người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 12 Điều 16 và khoản 1 Điều 31 của Pháp lệnh này chết thì người hoặc tổ chức thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp thuộc nhiều đối tượng thì chỉ hưởng một trợ cấp mai táng.
Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp đồng thời thuộc đối tượng được hưởng chế độ mai táng do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác thì hưởng một chế độ mai táng với mức cao nhất.”
Bên cạnh đó, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 11 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định:
“Điều 11. Hỗ trợ chi phí mai táng
1. Những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:
a) Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Con của người đơn thân nghèo đang nuôi con quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
c) Người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
2. Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng quy định tại nhiều văn bản khác nhau với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.”
Theo đó, trường hợp người được hưởng trợ cấp mai táng theo đối tượng được hỗ trợ chi phí mai táng theo đối tượng khác với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Trường hợp của bạn một người hưởng chế độ bảo trợ xã hội; đồng thời là thương binh thì khi chết được hưởng chi phí mai táng theo đối tượng người có công là đối tượng có mức hưởng cao hơn (là 1.800.000 đồng; trong khi chi phí mai táng của đối tượng bảo trợ chỉ là 7.200.000 đồng).
Tuy nhiên, khi người này mất gia đình đã xin hưởng mai táng phí bảo trợ xã hội. UBND Huyện đã ra quyết định hưởng mai táng phí. Gia đình cũng đã nhận số tiền 7.200.000 đồng. Đối chiếu quy định trên thì gia đình không thể xin nộp lại số tiền mai táng phí bảo trợ xã hội để làm chế độ mai táng phí thương binh (theo mức 18.000.000 đồng).
Kết luận:
Tóm lại, gia đình không thể xin nộp lại số tiền mai táng phí bảo trợ xã hội (7.200.000 đồng) để làm chế độ mai táng phí thương binh (18.000.000 đồng).
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
- Có được hưởng đồng thời mai táng phí của liệt sĩ và bảo hiểm xã hội?
- Thủ tục hưởng mai táng phí cho người có huân huy chương kháng chiến
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.