Trợ cấp tuất cho vợ của thương binh bị chấp hành án phạt tù
Bố đẻ tôi nhập ngũ tháng 10/1976, có 3 năm 9 tháng công tác liên tục trong quân đội, cấp bậc hạ sĩ, chức vụ Tiểu Đội trưởng, đóng tại Đội 6 Đoàn 235 Quân khu II, là thương binh hạng 2/4, tỷ lệ mất sức lao động 61%, được nghỉ việc vì mất sức lao động, hưởng trợ cấp từ ngày 1/7/1980. Bố tôi bị một số vết thương và bị bệnh viêm đại tràng mãn tính, suy nhược thần kinh. Do ảnh hưởng thần kinh nên bố tôi bị kết án phạt tù 5 năm vì tội cố ý gây thương tích, thụ án còn 5 tháng nữa được ra tù thì bị chết. Do bố của tôi có thời gian công tác trong quân đội, nên tôi mong muốn bố của tôi được công nhận là người đã có công với cách mạng. Vậy, mẹ của tôi có được hưởng chế độ đối với thân nhân khi về già không?
- Thương binh có vết thương tái phát có được giám định lại thương tật?
- Thân nhân của thương binh hạng 4/4 có được hưởng tuất hàng tháng?
- Thương binh hạng B có thể được xác nhận là liệt sĩ hay không?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 44 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định như sau:
“Điều 44
1. Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia, bị phạt tù có thời hạn nhưng không được hưởng án treo thì trong thời gian chấp hành hình phạt tù bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi”.
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 44 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 44. Hồ sơ, thủ tục hưởng lại chế độ ưu đãi đối với người có công hoặc thân nhân bị tạm đình chỉ chế độ ưu đãi
2. Trường hợp người có công hoặc thân nhân phạm tội bị kết án tù đã chấp hành xong hình phạt tù thì hồ sơ, thủ tục như sau:
a) Người có công hoặc thân nhân làm đơn đề nghị hưởng lại chế độ (Mẫu C) kèm các giấy tờ chứng minh đã chấp hành xong hình phạt tù gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này, có trách nhiệm ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù”.
Theo đó, người có công phạm tội bị kết án phạt tù thì bị tạm đình chỉ chế độ cho đến khi chấp hành xong hình phạt tù. Sau khi chấp hành xong hình phạt tù, người có công cần làm Mẫu C (theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH) kèm các giấy tờ chứng minh đã chấp hành xong hình phạt tù gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Bạn cho biết bố của bạn là thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 61% và bị chấp hành án phạt tù 05 năm. Tuy nhiên, bố của bạn bị chết khi chưa chấp hành xong hình phạt tù (không có giấy tờ chứng minh đã chấp hành xong hình phạt tù). Do đó hiện nay chưa có cơ sở khôi phục lại chế độ thương binh cho bố bạn và giải quyết chế độ tuất đối với mẹ của bạn.
Kết luận:
Tóm lại, trường hợp này chưa có cơ sở khôi phục lại chế độ thương binh cho bố bạn và giải quyết chế độ tuất đối với mẹ của bạn.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Điều kiện tiêu chuẩn xác nhận đối tượng thương binh và liệt sĩ
Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với con liệt sĩ đã đủ 18 tuổi
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Chiến sĩ sau khi xuất ngũ không có việc làm có được hưởng trợ cấp Covid?
- Chế độ ưu đãi trong giáo dục và việc làm đối với con của thương binh
- Ngày 27 tháng 7 thương binh được hưởng mức quà bao nhiêu tiền?
- Thương binh có được công nhận là liệt sĩ khi chết do vết thương tái phát?
- Thủ tục cấp đổi Bằng Tổ quốc ghi công trong trường hợp bị mục nát