19006172

Xác định hộ gia đình thoát cận nghèo theo quy định hiện hành

Xác định hộ gia đình thoát cận nghèo theo quy định hiện hành

Chào luật sư! Tôi có câu hỏi như sau! Gia đình tôi có 4 người ở vùng nông thôn. 02 con tôi còn đang đi học, chồng tôi năm nay 49 tuổi, tôi 43 tuổi. Gia đình tôi không có ruộng, chồng tôi bị bệnh gai đôi cột sống và thoái hóa đốt sống lưng không thể đi làm thuê được. Còn tôi đầu chợ cuối chợ bán mớ rau thu nhập không đáng là bao. Gia đình tôi hiện đang ở hộ cận nghèo. Nay thôn, xã, huyện đến rà soát chỉ ghi đồ vật xe máy cũ, ti vi cũ và chấm điểm cho gia đình tôi thoát cận nghèo mà không kê khai thu nhập. Vậy cho tôi hỏi đã đúng chưa trong khi kinh tế gia đình còn rất khó khăn? Xin cảm ơn!



Thoát cận nghèoTư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ Khoản 1 và Khoản 5 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020:

“1. Sửa đổi Khoản 1 Điều 3 như sau:

“1. Phương pháp: thực hiện rà soát thông qua các phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập (trên cơ sở phân tích kết quả thống kê và điều tra mức sống hộ gia đình, thực hiện quy đổi từ mức thu nhập bình quân đầu người trên tháng sang các mức điểm số tương ứng khi thực hiện rà soát và đánh giá tài sản, cụ thể: 700.000 đồng tương đương 120 điểm; 900.000 đồng tương đương 140 điểm; 1.000.000 đồng tương đương 150 điểm; 1.300.000 đồng tương đương 175 điểm) và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình tại Chương II và tại Phụ lục số 1a, 1b, 2a, 2b, 2c, 2d, 2đ, 2e, 3a, 3b, 3c, 3d, 4 ban hành kèm theo Thông tư này”.

5. Sửa đổi Khoản 2 Điều 6 như sau:

b) Danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo qua rà soát, bao gồm:

– Hộ thoát cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm;

– Hộ thoát cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm;”.

Như vậy:

Việc rà soát hộ thoát cận nghèo được thực hiện thông qua các phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập (trên cơ sở phân tích kết quả thống kê và điều tra mức sống hộ gia đình, thực hiện quy đổi từ mức thu nhập bình quân đầu người trên tháng sang các mức điểm số tương ứng khi thực hiện rà soát và đánh giá tài sản, cụ thể: 700.000 đồng tương đương 120 điểm; 900.000 đồng tương đương 140 điểm; 1.000.000 đồng tương đương 150 điểm; 1.300.000 đồng tương đương 175 điểm) và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình tại Chương II và tại Phụ lục số 1a, 1b, 2a, 2b, 2c, 2d, 2đ, 2e, 3a, 3b, 3c, 3d, 4 ban hành kèm theo Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH.

Hộ thoát cận nghèo qua rà soát bao gồm:

– Hộ thoát cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm;

– Hộ thoát cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm.

Thoát cận nghèo

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

Như vậy, thu nhập của hộ gia đình được ước lượng trên cơ sở đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống chứ không phải do hộ gia đình tự kê khai thu nhập. Vì vậy, thôn, xã, huyện rà soát chỉ ghi đồ vật xe máy cũ, ti vi cũ và chấm điểm cho gia đình bạn mà không kê khai thu nhập là đúng với quy định.

Hộ gia đình của bạn có tổng điểm B1 trên 175 điểm (nếu ở khu vực thành thị) hoặc có tổng điểm B1 trên 150 điểm (nếu ở khu vực nông thôn) thì sẽ được đánh giá là hộ thoát cận nghèo.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Có thể xét hộ nghèo cho người đang nuôi hai con nhỏ hay không?

Các tiêu chí xét duyệt hộ nghèo trong năm 2018 như thế nào?

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam