Cán bộ tư pháp xã có được ký đóng dấu chứng thực di chúc không?
Bố tôi mất đi và có di chúc để lại nhà và đất cho tôi. Tuy nhiên anh chị em tôi bác bỏ di chúc này với lý do di chúc do cán bộ tư pháp xã ký tên đóng dấu Ban Tư Pháp mà không phải Chủ tịch xã xác nhận nên không được. Vậy cho tôi hỏi việc chứng thực di chúc của tôi có hợp pháp không?
- Hiệu lực của di chúc thừa kế bằng miệng
- Chia di sản thừa kế theo pháp luật
- Phó Chủ tịch xã đóng dấu chứng thực di chúc
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về vấn đề cán bộ tư pháp xã có được ký đóng dấu chứng thực di chúc không?; tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất về di chúc hợp pháp
Căn cứ theo quy định Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, di chúc bằng văn bản được coi là hợp pháp khi được công chứng hoặc chứng thực. Nếu di chúc bằng văn bản không được công chứng, chứng thực thì phải đáp ứng đủ 2 điều kiện sau mới hợp pháp:
+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
+ Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Thứ hai về thẩm quyền chứng thực di chúc
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:
“Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy:
Theo quy định này thì Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực di chúc và chỉ có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đối với trường hợp của bạn: bố bạn mất đi có di chúc để lại nhưng di chúc này do Cán bộ tư pháp xã tự ký tên và đóng dấu của Ban Tư Pháp thì việc chứng thực này không được coi là hợp pháp . Do đó, để di chúc này được coi là di chúc hợp pháp thì bạn phải chứng minh được các vấn đề sau:
+) Chữ ký trong di chúc là của bố bạn;
+ Thời điểm lập di chúc: Bố bnaj minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
+ Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Cán bộ tư pháp xã có được ký đóng dấu chứng thực di chúc không?
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
Trên đây là quy định của pháp luật mọi vướng mắc về Cán bộ tư pháp xã có được ký đóng dấu chứng thực di chúc không?; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Cấp giấy chứng nhận nhà ở khi xây dựng nhà không đúng giấy phép xây dựng
- Thực hiện đồng thời thủ tục xin cấp giấy chứng nhận và tách thửa đất
- Bồi thường cho diện tích không có trong giấy chứng nhận đã cấp
- Có được xây nhà trên đất nông nghiệp đã nằm trong quy hoạch?
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do được giao