19006172

Thế chấp sổ đỏ khi người sử dụng đất đã chết

Thế chấp sổ đỏ khi người sử dụng đất đã chết

Thế chấp sổ đỏ khi người sử dụng đất đã chết? Ông nội tôi có một miếng đất đã được cấp sổ đỏ đứng tên của ông nội tôi. Mảnh đất này được ông nội tôi ủy quyền cho anh Biển – cháu họ của ông nội tôi- cầm sổ đỏ đi thế chấp vay vốn của ngân hàng để vốn cho anh Biển làm ăn năm 2000. Năm 2001 ông nội tôi qua đời và anh Biển vẫn tiếp tục vay vốn ngân hàng trên sổ đỏ của ông nội tôi. Vậy gia đình tôi cần làm gì để lấy lại sổ đỏ?



thế chấp sổ đỏTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp về thế chấp sổ đỏ, tổng đài xin tư vấn như sau:

Thứ nhất về hợp đồng ủy quyền thế chấp quyền sử dụng đất

Theo thông tin bạn cung cấp: Việc ủy quyền giữa ông nội bạn và anh Biển diễn ra năm 2000 nên áp dụng các quy định tại Bộ luật dân sự năm 1995. Và căn cứ theo quy định tại Điều 594 Bộ luật dân sự năm 1995:

“Điều 594. Chấm dứt hợp đồng uỷ quyền

Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1- Hợp đồng uỷ quyền hết hạn;

2- Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;

3- Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 420 và Điều 593 của Bộ luật này;

4- Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án tuyên bố mất tích hoặc Toà án tuyên bố là đã chết.”

Như vậy

Khi bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết thì hợp đồng ủy quyền đã giao kết chấm dứt. Do đó khi ông nội bạn mất năm 2001 thì hợp đồng ủy quyền giữa ông nội bạn và anh Biển chấm dứt nên anh Biển không còn quyền thế chấp quyền sử dụng đất của ông nội bạn để vay vốn ngân hàng nữa.

thế chấp sổ đỏ

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Thứ hai về thế chấp quyền sử dụng đất khi người thế chấp mất

Căn cứ theo quy định tại Điều 362 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 362. Chấm dứt thế chấp tài sản

Thế chấp tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp đã được thực hiện;

2- Việc thế chấp tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

3- Tài sản thế chấp đã được xử lý theo quy định tại Điều 359 hoặc khoản 2 Điều 360 của Bộ luật này.

Khi thế chấp chấm dứt, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đăng ký việc thế chấp xác nhận việc giải trừ thế chấp.”

Như vậy, trường hợp người thế chấp mất không phải là trường hợp làm chấm dứt nghĩa vụ thế chấp tài sản. Do đó khi ông nội bạn mất thì nghĩa vụ thể chấp của ông bạn không mất. Và căn cứ theo quy định tại Điều 640 Bộ luật dân sự năm 1995:

“Điều 640. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1- Người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

2- Trong trường hợp di sản chưa được chia, thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3- Trong trường hợp di sản đã được chia, thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần tài sản mà mình đã nhận.”

Như vậy

Khi ông nội bạn mất thì nghĩa vụ thế chấp tài sản của ông bạn không bị mất đi mà chuyển giao cho những người hưởng thừa kế và những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thế chấp tài sản đó.

Do đó nếu bố mẹ muốn lấy lại sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng thì bố mẹ bạn cần tiến hành thanh toán khoản tiền vay của ông nội bạn đối với ngân hàng sau đó tiến hành thủ tục giải chấp thì mới được lấy sổ đỏ về.

Về thủ tục giải chấp tại bài viết sau: Thủ tục xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Thế chấp sổ đỏ khi người sử dụng đất đã chết.

Ngoài ra bạn có thể tham thêm tại các bài viết:

Đăng ký thông báo khi xử lý tài sản thế chấp

Điều kiện để thế chấp quyền sử dụng đất

Nếu có vấn đề vướng mắc về thế chấp sổ đỏ; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam