Cho con trai đứng tên quyền sử dụng đất của vợ chồng
Cho con trai đứng tên quyền sử dụng đất của vợ chồng? Mẹ tôi có mua một mảnh đất nhưng khi làm sổ hồng họ yêu cầu vợ chồng cùng đứng tên. Vì bố mẹ tôi thường xuyên cãi vã nên mẹ tôi không đồng ý, cuối cùng bố mẹ tôi để cho em trai út của tôi (khi đó mới 18 tuổi) đứng tên trên sổ hồng. Giờ em tôi muốn sang tên cho riêng mẹ tôi có được không? Nếu em tôi không sang tên thì làm sao?
- Bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất nhưng không sang tên
- Hồ sơ sang tên sổ đỏ khi tặng cho quyền sử dụng đất
- Bố mẹ tặng cho đất có cần sự đồng ý của con?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Cho con trai đứng tên quyền sử dụng đất của vợ chồng; tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013:
“16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý làm căn cứ để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp và người có quyền sử dụng đất hợp pháp.
Theo thông tin bạn cung cấp:
Mẹ bạn mua đất và để cho em bạn đứng tên trên Giấy chứng nhận một cách tự nguyện nên người có quyền sử dụng đất hợp pháp ở đây là em trai bạn. Và căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 thì em trai bạn có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất do em trai bạn đứng tên.
Do đó nếu em trai bạn cho muốn tặng cho riêng mẹ bạn quyền sử dụng đất đó thì em trai bạn chỉ cần đáp ứng được 4 điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Điều 188 Luật đất đai năm 2013:
+ Đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Đất không có tranh chấp;
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
+ Trong thời hạn sử dụng đất.
Về việc không đồng ý tặng cho quyền sử dụng đất:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.”
Như vậy:
Việc xác lập giao dịch của cá nhân được thực hiện trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Do đó việc em trai bạn tặng cho quyền sử dụng đất cho mẹ bạn là sự tự nguyện; nếu em trai bạn không muốn sang tên thì không ai có quyền ép buộc em trai bạn. Tuy nhiên, nếu trường hợp này xảy ra, mẹ bạn có thể khởi kiện yêu cầu xác định người có quyền sử dụng đất là mẹ bạn; khi đó, mẹ bạn cần chứng minh người thực hiện giao dịch về đất, chuyển tiền mua đất…. là mẹ bạn để Tòa án xem xét giải quyết.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Cho con trai đứng tên quyền sử dụng đất của vợ chồng.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Hồ sơ sang tên sổ đỏ khi tặng cho quyền sử dụng đất
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tặng cho
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về cho con trai đứng tên quyền sử dụng đất của vợ chồng; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Quy định về bảo đảm yêu cầu đối với cổng ra vào của trường học
- Xác định thời điểm trả nợ cuối cùng khi ghi nợ tiền sử dụng đất
- Thời hạn thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai của TAND huyện
- Đòi lại tiền khi mua đất mà không công chứng hợp đồng chuyển nhượng
- Điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp