Chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung của cộng đồng
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung của cộng đồng: Tộc của tôi là dòng tộc Vũ Viết đang cư trú tại Nam Định, dòng họ của tôi có một mảnh đất trên đó đang xây dựng nhà thời chi họ và phần nhà dưới để làm nơi họp chi. Phần đất này đã có GCN năm 2005 do ông trưởng họ giữ. Vì ông trưởng họ của tôi đang làm cán bộ nhà nước tại Hà Nội nên năm 2010 có tạm giao phần đất này cho người em ruột là ông Quy trông coi và được cả họ đồng ý. Nay ông trưởng họ về hưu và muốn trở về mảnh đất đó để ở và trông coi thì phát hiện ông Quy đã ngấm ngầm bán 1 phần đất sau nhà họp cho ông Tuân khoảng 50 m2. Nay ông trưởng họ đòi ông Tuân trả lại đất của dòng họ thì ông Tuân không đồng ý. Vậy giờ chúng tôi phải làm gì cho hợp lý mà lại đòi được đất?
- Có được tách thửa đất có phần đất thờ cúng do bố mẹ để lại không?
- Muốn để đất ở thành đất thờ cúng không được chia thì phải làm thế nào?
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất thờ cúng của dòng họ
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung của cộng đồng, Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 211 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 211. Sở hữu chung của cộng đồng
1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.”
Đối chiếu với quy định trên, quyền sử dụng mảnh đất là tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng được các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Theo thông tin bạn cung cấp, ông Quy chỉ được ông trưởng họ ủy quyền trông coi và đã được cả họ đồng ý. Như vậy, việc ông Quy tự mình xác lập hợp đồng chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất cho ông Tuân là không có căn cứ pháp luật.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 1900 6172
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.“
Như vậy, theo quy định trên, bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Quy và ông Tuân vô hiệu. Khi đó, ông Quy sẽ trả lại cho ông Tuân tiền và ông Tuân sẽ trả lại quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất của cộng đồng dân cư
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất dùng để thờ cúng tổ tiên
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung của cộng đồng; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.