Đòi chia đất là di sản khi đã sang tên cho người khác
Cô tôi hiện đang đòi chia đất mà tôi không biết thế nào cần tư vấn ạ: Đất nhà mình được cấp và làm sổ đỏ năm 1972 đứng tên Ông nội mình (đất do các cụ để lại). Đến năm 1994 ông nội mình qua đời không để lại di chúc thừa kế. Sau đó bố mình đã làm lại sổ đỏ đứng tên bố. Năm 2004 bố mình qua đời không để lại di chúc phân chia đất, hiện giờ sổ đỏ vẫn đứng tên bố mình. Bà cô là chị gái bố đến tranh chấp đòi chia đất có đúng không? Nếu phải chia thì chia như thế nào?
Lý do bà cô chanh chấp đất là do ngày xưa bà nhỡ nhàng bỏ chồng nên về nhà bố mẹ đẻ ở (ông bà nội tôi). Lúc đó ông nội tôi có nói cho bà cô ít đất dựng tạm nhà ở. Nhưng chỉ là nói mồm không có giấy tờ gì kèm theo. Thời gian sau đó ông nội tôi mất không để lại di chúc. Bố tôi là người thừa kế và làm sổ đỏ đứng tên bố tôi. Sau đó bà cô tôi cũng không xây dựng nhà cửa gì cả mà bỏ đi biệt tăm hơn 10 năm mới về. Khi bà về thì bố tôi cũng đã mất, và cũng không để lại di chúc. Hiện tôi đã cho bà cô đất để xây nhà ở nhưng chưa chuyển quyền sử dụng đất (chưa làm sổ đỏ cho bà cô) hiện bà muốn đòi chia đất nhưng tôi không muốn cho? Việc đòi chia đất có căn cứ không ạ?
- Tranh chấp đất đai khi hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế
- Thời gian hòa giải tranh chấp đất đai tại xã
- Ai đứng tên trong đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Tư vấn pháp luật đất đai:
Với vấn đề đòi chia đất khi đã cấp sổ đỏ cho người khác, Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Gia đình bạn có 02 người, năm 1994 ông bạn mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế là mảnh đất sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Theo đó, ông nội bạn mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế được chia theo pháp luật tại hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi. Do đó, khi ông nội bạn mất thì các con và vợ của ông sẽ là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất tức bố và cô bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Trong trường hợp này, sau khi ông nội mất thì bố bạn làm thủ tục sang tên sổ đỏ nhưng bạn không nói rõ việc làm sổ đã có sự đồng ý của các đồng thừa kế còn lại hay không nên chúng tôi chia thành các trường hợp như sau:
Trường hợp 01: Bố bạn sang tên sổ đỏ khi đã có sự chấp thuận của cô bạn;
Căn cứ Khoản 1 Điều 57 Luật công chứng năm 2014 thì việc công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản. Do đó, nếu bố bạn và cô bạn đã công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại Phòng/Văn phòng công chứng trong đó nói rõ đồng ý cho bố bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bố bạn là hợp pháp và bà cô về tranh chấp đất là không có căn cứ.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Trường hợp 02: Bố bạn tự ý sang tên sổ đỏ mà chưa có sự chấp thuận của cô bạn.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì bố và cô bạn là người có quyền đối với mảnh đất là di sản thừa kế nên việc sang tên sổ đỏ không có sự chấp thuận của cô bạn là sai về trình tự, thủ tục. Do đó, trong trường hợp này, người cô hoàn toàn có quyền khởi kiện về việc cấp sai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tóm lại
Bạn cần dựa vào trường hợp cụ thể của mình để xác định việc cấp sổ đỏ cho bố bạn là đúng hay sai. Và nếu gia đình bạn không thể thỏa thuận được với người cô thì có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
Thời gian thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Trên đây là quy định của pháp luật về vấn đề đòi chia đất khi đã sang tên sổ đỏ. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Quy định pháp luật về cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất
- Các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ đăng ký biến động nhà ở trên đất
- Cùng mua đất nhưng không đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Có được xin cấp sổ đỏ với diện tích đất trong quy hoạch?
- Có bắt buộc phải thực hiện đề nghị hòa giải của phía UBND xã không