Giải quyết tranh chấp khi hàng xóm lấn chiếm khoảng không gian
Giải quyết tranh chấp khi hàng xóm lấn chiếm khoảng không gian? Gia đình tôi có mua một mảnh đất ở nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng nhà ở. Sát đất nhà tôi thì là nhà của ông A đang xây dựng. Khi ông A xây dựng nhà thì phần móng không có lấn chiếm đất nhà tôi nhưng từ tầng 2 trở đi thì ông A xây dựng ban công lấn sang khoảng không đất của tôi. Vậy cho tôi hỏi hành vi của ông A có vi phạm pháp luật không? Trường hợp tôi muốn yêu cầu ông A dừng hành vi lấn chiếm này thì tôi có thể gửi đơn ra xã để yêu cầu giải quyết không? Thời gian giải quyết của UBND xã quy định thế nào?
- Nên làm gì khi bị lấn chiếm đất?
- Cho rằng hàng xóm lấn chiếm đất đai của nhà mình thì giải quyết thế nào
Luật sư tư vấn online về Luật đất đai 24/7: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về việc xây dựng ban công lấn chiếm khoảng không
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 175 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, chủ sở hữu bất động sản chỉ được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp và không làm ảnh hưởng tới việc sử dụng đất của người khác. Do đó việc gia đình hộ liền kề của gia đình bạn xây dựng nhà ở lấn chiếm không gian của gia đình bạn là không đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, quy định về việc giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND xã
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai số 45/2013/QH13 quy định:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
Theo quy định trên, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để giải quyết. Do đó, trường hợp của bạn có thể làm đơn yêu cầu UBND xã để hòa giải tranh chấp đất đai giữa gia đình bạn và gia đình hàng xóm.
Thứ ba, quy định về thủ tục hòa giải tại UBND xã
Thủ tục hòa giải thực hiện theo Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:
Bước 01: Gia đình bạn nộp đơn yêu cầu hòa giải tại UNBD xã. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
– Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan;
– Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải;
– Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Bước 02: Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
Bước 03:
Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.
Thứ tư, về thời hạn giải quyết yêu cầu:
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 202 Luật đất đai năm 2013 theo đó:
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.”
Như vậy trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ thực hiện việc hòa giải giải quyết tranh chấp đất đai cho gia đình bạn.
Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc về vấn đề: Giải quyết tranh chấp khi hàng xóm lấn chiếm khoảng không gian, bạn vui lòng liên hệ tới Dịch vụ tư vấn online về Luật đất đai 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
-->Khởi kiện tranh chấp đất đai bị lấn chiếm
- Đã ép dẻo toàn bộ Giấy chứng nhận thì có được xin cấp trang bổ sung
- Điều kiện để bán nhà ở xã hội của đối tượng được giao tái định cư
- Tiền sử dụng đất của anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến
- Xử phạt doanh nghiệp chậm làm thủ tục cấp sỏ đỏ cho người mua nhà
- Bồi thường khi thu hồi đất vườn rừng không có sổ đỏ