Hợp đồng đặt cọc không công chứng thì có giá trị pháp lý không?
Tôi có mua một mảnh đất của ông H, nhưng đất đó đang thế chấp tại ngân hàng để vay khoản vay 200 triệu. Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng đặt cọc không công chứng 50 triệu có chữ ký của cả tôi và ông H. Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận người mua sẽ đặt cọc 50 triệu đồng. Nếu bên bán mà không bán sẽ trả lại tiền cọc và mất thêm 50 triệu, còn bên mua mà không mua sẽ mất tiền cọc.
Đồng thời hai bên có thỏa thuận tôi sẽ đưa trước cho ông H 200 triệu để ông H thanh toán nợ với bên ngân hàng để lấy sổ đỏ về. Nhưng sau khi lấy được sổ đỏ thì ông H không bán đất cho chúng tôi nữa. Ông H có nói hợp đồng giữa tôi và ông H không có công chứng nên không có hiệu lực. Vậy, cho tôi hỏi hợp đồng đặt cọc không công chứng có thì có giá trị pháp lý không?
- Hợp đồng đặt cọc mua đất vô hiệu khi nào?
- Hợp đồng mua bán đất không công chứng có vô hiệu?
- Hợp đồng đặt cọc mua bán đất có phải lập thành văn bản không?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về vấn đề hợp đồng đặt cọc không công chứng thì có giá trị pháp lý không?, tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Bên cạnh đó, Điều 401 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, hợp đồng sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Do đó, pháp luật không yêu cầu hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng nên nếu hai bên không có thỏa thuận khác thì khi bên sau cùng ký vào hợp đồng đặt cọc (hoặc theo thỏa thuận của các bên) thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực.
Kết luận: Trong trường hợp này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
– Trường hợp ông H từ chối việc chuyển nhượng đất thì phải trả cho bạn tài sản đặt cọc là 50 triệu và một khoản tiền phạt cọc 50 triệu như đã thỏa thuận. Đồng thời, ông H sẽ phải trả lại cho bạn 200 triệu bạn đã giao cho ông H để lấy thanh toán nợ tại Ngân hàng.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
– Để bảo vệ quyền lợi cho mình, bạn cần làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ông H cư trú (theo khoản 2 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) để được giải quyết.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc về vấn đề hợp đồng đặt cọc không công chứng thì có giá trị pháp lý không? bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng tư vấn.
- Xây dựng tường rào trên phần đất nằm trong quy hoạch dự án treo
- Trình tự, thủ tục bán đấu giá đất khi nhà nước thu hồi
- Khi chuyển nhượng đất chung thì có phải bán cho đồng sở hữu trước không
- Không thỏa thuận về giá trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Trách nhiệm của Ban quản lý nhà chung cư trong tranh chấp đất đai