19006172

Quản lý di sản thừa kế trên 30 năm

Quản lý di sản thừa kế trên 30 năm

Quản lý di sản thừa kế trên 30 năm? Nhà em có một mảnh đất 400 m2 chưa có sổ hồng nhà đất; đất này do ông bà nội để lại nhưng chưa kịp viết chúc thì ông bà bị ốm qua đời đầu năm 1982. Từ lúc ông bà em qua đời thì mảnh đất này do gia đình em quản lý và sử dụng đã hơn 30 năm; bố em có đóng thuế đầy đủ từ năm 1982 đến nay. Hiện giờ giá đất tăng cao nên các bác, các chú về tranh chấp với bố em đòi chia nhà đất của ông bà để lại. Vậy cho em hỏi bố em đóng thuế trên 30 năm thì có được quyền ưu tiên không? Nếu ra tòa thì bố em được hưởng quyền lợi như thế nào?



Quản lý di sản thừa kếTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề vấn đề quản lý di sản thừa kế trên 30 năm này, tổng đài xin tư vấn như sau:

Khi ông bà nội bạn qua đời không để lại di chúc nên quyền sử dụng 200 m2 đất nói trên sẽ trở thành di sản thừa kế của ông bà bạn để lại và được chia thừa kế theo quy định pháp luật. Do đó di sản thừa kế được chia cho các hàng thừa kế theo quy định tại Khoản 1 Điều 651  Bộ luật dân sự năm 2015 :

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy

Di sản thừa kế của ông nội bạn được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: bố mẹ của ông bà bạn; các con của ông bà bạn. Tức là các bác, các chú và bố bạn là những người thừa kế hợp pháp.

Theo thông tin bạn cung cấp thì ông bà bạn mất đầu năm 1982 nhưng đến nay các bác, các chú của bạn muốn yêu cầu chia di sản thừa kế. Tuy nhiên căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thì việc xảy ra trước bộ luật dân sự 2015 thì áp dụng thời hiệu của Bộ luật dân sự năm 2015.

Quản lý di sản thừa kế

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Và căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.”

Như vậy

Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Đối với trường hợp của bạn ông bà bạn mất đầu năm 1982, tính đến nay thì ông bà bạn đã mất được hơn 35 năm. Như vậy đến nay đã hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đối với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản thừa kế – bố bạn. Do đó các bác, các chú không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế do ông bà bạn để lại.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Quản lý di sản thừa kế trên 30 năm.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Thừa kế đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng

Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Tranh chấp đất đai do ông bà để lại

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về quản lý di sản thừa kế; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam