19006172

Giải quyết tranh chấp đất đai về hành vi lấn chiếm đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai về hành vi lấn chiếm đất đai

Xin cho tôi thắc mắc về hành vi lấn chiếm đất đai. Ông nội tôi có giấy chứng nhận quyền sử dụng 500 m2 đất. Nhà hàng xóm lấn chiếm đất nhà tôi để xây tường rào nhà. Vì là con cháu trong nhà nên ông tôi không làm lớn chuyện mà coi như cho mượn; trong giấy chứng nhận vẫn thể hiện phần diện tích bị lấn chiếm. Năm 2007, ông nội tôi tách sổ đỏ thành 2 sổ cho hai người con trai. Nhưng khi đo đạc chỉ tiến hành trên diện tích đất thực tế. Phần diện tích bị lấn chiếm không tách sổ có diện tích khoảng 30 m2.

Năm 2016, hàng xóm nhà tôi muốn bán nhà nên ông nội tôi đòi lại phần đất lấn chiếm. Nhưng họ đã sang tên cho ông A và làm sổ đỏ mới. Sổ đỏ mới của ông A có diện tích là 315 m2; nhưng sổ đỏ cũ chỉ có diện tích 285 m2. Giá bán phần đất của hàng xóm nhà ông tôi là 4.300.000 đồng/m2. Phần đất lấn chiếm bán với giá 3.000.000 đồng/m2.

Nay nhà tôi có thể lấy lại phần diện tích đất bị lấn chiếm không? Mong anh chị tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!



Hành vi lấn chiếm đất đaiTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề hành vi lấn chiếm đất đai; Tổng đài xin tư vấn như sau:

Về hành vi lấn chiếm đất đai

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật đất đai năm 2013:

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.”

Như vậy 

Hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi vi phạm pháp luật và bị cấm. Trong trường hợp của bạn: nhà hàng xóm lấn chiếm khoảng 30 m2 đất nhà ông nội bạn. Sau đó họ bán phần đất nhà họ và cả phần đất lấn chiếm của nhà ông nội bạn cho ông A. Trên sổ đỏ của ông nội bạn vẫn thể hiện phần diện tích đất bị lấn chiếm. Do đó hành vi hành xóm lấn chiếm diện tích đất của bạn là không đúng quy định pháp luật.

Để bảo đảm quyền lợi của mình; gia đình bạn và gia đình hàng xóm có thể tiến hành thương lượng tự hòa giải. Nếu không tự hòa giải được, bạn có thể làm đơn yêu cầu hòa giải tại UBND xã; hoặc nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện theo Điều 203 Luật đất đai năm 2013.

Về việc giải quyết tranh chấp, bạn vui lòng tham khảo bài viết:

Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai

Khởi kiện tranh chấp đất đai bị lấn chiếm

Về hợp đồng chuyển nhượng đất bị lấn chiếm

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

Như vậy

Người sử dụng đất chỉ có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện sau:

+) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+) Đất không có tranh chấp;

+) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để thi hành án;

+)Trong thời hạn sử dụng đất.

Trong trường hợp của bạn: nhà hàng xóm bạn chuyển nhượng cho ông A diện tích đất 315 m2; trong khi diện tích đất trong sổ đỏ của nhà hàng xóm là 285 m2. Như vậy họ đã chuyển nhượng 30 m2 đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó hợp đồng chuyển nhượng giữa họ bị vô hiệu một phần đối với 30 m2 lấn chiếm vì không đáp ứng được điều kiện chuyển nhượng.

Hành vi lấn chiếm đất đai

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Về hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu

Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

Như vậy

Hợp đồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên xác lập hợp đồng. Các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận khi hợp đồng xác lập bị vô hiệu.

Trong trường hợp của bạn: hợp đồng giữa hàng xóm nhà ông nội bạn với ông A là hợp đồng vô hiệu. Do đó hai bên phải hoàn trả lại cho nhau các khoản tiền đã nhận. Phần diện tích đất chuyển nhượng cho ông A phải trả lại cho ông nội bạn.

Kết luận

Tóm lại trong trường hợp của bạn: nhà hàng xóm lấn chiếm đất của ông nội bạn là hành vi trái với quy định của pháp luật. Do đó gia đình bạn có thể lấy lại phần đất bị lấn chiếm.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Hành vi lấn chiếm đất đai.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết sau:

Khởi kiện tranh chấp đất đai bị lấn chiếm

Thời gian thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Mọi vướng mắc về hành vi lấn chiếm đất đai bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam